Khi hàng nội đắt ngang hàng ngoại
KTĐT - Trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp trong nước tuy đã cố gắng trong việc quảng bá, phát triển sản phẩm mới nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Thế nhưng hiện các doanh nghiệp trong nước quá chú trọng vào phân khúc thị trường hàng cao cấp bỏ quên thị trường hàng " bình dân" mặc dù phân khúc thấp chiếm tới trên 60% mức tiêu thụ của thị trường nội địa.
Giá thành quá cao
Theo bà Vũ Kim Hạnh - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA),từ thực tế những đợt đưa hàng về nông thôn cho thấy người dân nông thôn đều có nhu cầu dùng hàng Việt Nam chất lượng cao giá thành rẻ. Thế nhưng đa số doanh nghiệp khi đưa ra thị trường sản phẩm mới thường có khuynh hướng nhắm vào phân khúc thị trường trung cao cấp bỏ mặc thị trường bình dândù phân khúc dành cho thị trường này chiếm tới trên 60%. Do vậy, giá bán những mặt hàng Việt
Đâu là nguyên nhân
Có thể thấy sản phẩm hàng hóa do doanh nghiệp trong nước còn có nhiều điểm yếu cần khắc phục như mẫu mã chậm thay đổi; nắm bắt nhu cầu, thị hiếu kém và dịch vụ bán hàng, hậu mãi hời hợt. Tất cả những điều này xuất phát từ sự thấu hiểu người tiêu dùng chưa có hoặc chưa được để ý đúng mức.
Bà Hạnh cho rằng: Hàng Việt giá cao ngang ngửa hàng ngoại nhất là hàng dệt may là bởi các nhà thiết kế vì lợi nhuận luôn tính công thiết kế vào mỗi sản phẩm đã đẩy giá bán thật cao, bỏ quên yếu tố tạo niềm tin nơi người tiêu dùng. Khi giá thành cao ngang ngửa với hàng ngoại nhập thì khách hành sẽ đứng giữa hai lựa chọn thà chọn mua đồ ngoại còn được mác hơn là dùng hàng trong nước.
Bên cạnh đó việc các doanh nghiệp ít cải tiến mẫu mã sản phẩm là bởi phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, trong khi để cải tiến hình thức sản phẩm mới phải có nhà thiết kế, tốn thời gian, chi phí... Trung bình để giới thiệu một sản phẩm mới ra thị trường, doang nghiệp phải mất 4-5 tháng, đó là chưa kể thời gian nghiên cứu, thiết kế. Công tác truyền thông, tiếp thị lâu dài để giúp người tiêu dùng làm quen sản phẩm cũng ít được doanh nghiệp chú tâm. Do đó, thông thường doanh nghiệp chọn cách an toàn là duy trì và nâng cấp sản phẩm cũ chứ không dám đầu tư nghiên cứu đưa ra sản phẩm mới.