Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thủ tướng: Quy định rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm

Chiều 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có có các nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 5/2025, gồm: Đề nghị xây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi).

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy định rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy định rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tham dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Các đại biểu đã nghe tờ trình của các cơ quan chủ trì soạn thảo và thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Sự cần thiết ban hành luật (cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn); mục đích ban hành, quan điểm xây dựng luật; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; nội dung của các nhóm chính sách trong các đề nghị xây dựng luật; thời gian dự kiến trình Quốc hội.

Cho ý kiến về các đề nghị xây dựng luật, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại yêu cầu hồ sơ đề nghị xây dựng luật cần làm rõ, giải thích rõ những nội dung lược bỏ, những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, những nội dung bổ sung, những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, những nội dung phân cấp, phân quyền, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo. Cùng với đó, quán triệt tinh thần phân công công việc bảo đảm 6 rõ: "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ sản phẩm".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có có các nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 5/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có có các nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 5/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi), Thủ tướng nhấn mạnh, an toàn thực phẩm liên quan tới sức khỏe, tính mạng người dân. Trong khi đó, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, quảng cáo sai sự thật, nhất là các vụ việc liên quan thuốc giả, sữa giả, thực phẩm giả, thực phẩm bẩn… đang được người dân, xã hội rất quan tâm.

Thủ tướng nêu rõ, buôn lậu, làm cả hàng trăm tấn hàng giả mà cơ quan chức năng không biết, trong khi để làm việc này thì phải có kho bãi, hoạt động mua bán, vận chuyển, thì chỉ có 2 khả năng: Một là không còn ý chí chiến đấu, hai là bị mua chuộc, có tiêu cực; cả hai điều này đều phải xử lý nghiêm.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Do đó, cần thiết kế các chính sách để xử lý được các vấn đề cấp bách hiện nay mà thực tế đang đặt ra, quy định rõ một cơ quan chịu trách nhiệm chính và xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan, sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan trong quản lý an toàn thực phẩm, phân định trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, không để chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ, không để khoảng trống trong quản lý nhà nước; khẩn trương xây dựng dự án luật để trình Quốc hội trong thời gian sớm nhất.

Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan khẩn trương trình ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Hành trình triệt phá chuyên án 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Hành trình triệt phá chuyên án 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cải tạo, chỉnh trang đô thị nâng cao chất lượng sống và hướng tới phát triển bền vững

Cải tạo, chỉnh trang đô thị nâng cao chất lượng sống và hướng tới phát triển bền vững

09 Jul, 05:45 PM

Kinhtedothi - Quy định tại Điều 20 của Luật Thủ đô năm 2024 nhằm tháo gỡ các vướng mắc của các bên liên quan trong việc cải tạo, chỉnh trang đô thị, như: Nhà nước, chủ đầu tư, người dân trong phạm vi cải tạo, chỉnh trang đô thị bảo đảm phù hợp với thực tiễn, yếu tố đặc thù của nền kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Hà Nội: thêm nhiều cơ chế đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: thêm nhiều cơ chế đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

09 Jul, 04:57 PM

Kinhtedothi - Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn chuyên sâu nhưng không quá 300 triệu đồng/doanh nghiệp/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ số, công nghiệp sáng tạo, công nghiệp chủ lực trên địa bàn thành phố.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ