Thừa Thiên Huế: Huy động hàng trăm người gia cố bờ biển
Sau bão số 4, triều cường và sóng biển lớn đã gây sạt lở, xâm thực vào bờ biển xã Phú Thuận từ 10 - 15m.
Nhằm gia cố đoạn múi kè sạt lở, hàng trăm cán bộ chiến sỹ thuộc Hải Đội 2 (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế), lực lượng công an xã, dân quân cùng người dân xã Phú Thuận đã sử dụng bao cát đắp đê gia cố tuyến tiếp giáp múi kè đang sạt lở.
Theo ông Trương Văn Giang - Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế - chủ đầu tư dự án kè chống sạt lở biển An Dương 1, trước mắt phối hợp với các địa phương thực hiện phương án gia cố tạm thời các điểm sạt lở.
“Đây chỉ là phương án tạm thời, về lâu dài sẽ tiến hành đánh giá nguy cơ, tình trạng sạt lở toàn bộ bờ biển trên địa bàn tỉnh” - ông Giang nói.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành trung ương sớm bố trí vốn; huy động các nguồn lực để kiên cố hóa nhiều đoạn bờ biển trên địa bàn nhằm ứng phó sạt lở.

Thừa Thiên Huế khẩn trương sơ tán người dân trước 15 giờ ngày 27/9
Kinhtedothi - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Công điện khẩn số 05/CĐ-PCTT ngày 27/9/2022 yêu cầu các địa phương tổ chức sơ tán người dân ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Việc sơ tán phải đảm bảo hoàn thành trước 15 giờ cùng ngày.

Gió mạnh, mưa lớn vẫn diễn ra trên địa bàn Quảng Trị - Thừa Thiên Huế
Kinhtedothi - Tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vào sáng nay, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị đã có báo cáo sơ bộ về thiệt hại sau khi cơn bão số 4 (Noru) đổ bộ vào đất liền.

Thừa Thiên Huế: Hơn 190 nhà tốc mái, sập và 5 người bị thương
Kinhtedothi - Theo ghi nhận, sáng 28/9 tại tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn có mưa kèm gió to do hoàn lưu bão số 4 gây ra. Chính quyền địa phương ra thông báo tiếp tục cấm người dân ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn.