Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thúc đẩy phụ nữ tham gia chính sách tài chính toàn diện

Kinhtedothi- Chương trình phối hợp giữa Hội LHPN Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giai đoạn 2023 - 2027 nhằm mục đích nâng cao hiệu quả phối hợp công tác trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao hiệu quả trong thực hiện các chính sách tài chính toàn diện.
Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tiếp cận dịch vụ tài chính. Ảnh minh hoạ

Chiều 6/3, NHNN Việt Nam và Hội Liên Hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức Lễ ký Quy chế phối hợp giữa hai đơn vị giai đoạn 2023-2027. Quy chế nhằm tăng cường sự phối hợp giữa hai bên nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong việc thúc đẩy mục tiêu bình đẳng giới, nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNN và Hội LHPN trong thực hiện chính sách về tài chính toàn diện. Qua đó, tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận thuận lợi với các nguồn vốn tín dụng phù hợp.

Chương trình phối hợp giữa Hội LHPN Việt Nam và NHNN giai đoạn 2023-2027 gồm 4 nhóm hoạt động chính: Phối hợp triển khai hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và các loại hình tín dụng khác; Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, trong đó tập trung vào giáo dục tài chính cho phụ nữ, góp phần hạn chế tín dụng đen; Nâng cao nhận thức và tiến tới thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030; Tăng cường chia sẻ thông tin, phối hợp chặt chẽ trong công tác truyền thông về hoạt động của hai bên, công tác an sinh xã hội và các hoạt động phối hợp khác.

Một số nhiệm vụ trong tâm sẽ được thực hiện trong giai đoạn phối hợp như: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động tín dụng chính sách; Xây dựng Đề án về bồi dưỡng, truyền thông, chia sẻ thông tin; Xây dựng hệ thống dữ liệu về hoạt động vay vốn của khách hàng là phụ nữ; Tìm kiếm và vận động hỗ trợ của tổ chức quốc tế để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tiếp cận dịch vụ tài chính; Công tác an sinh xã hội (tập trung phụ nữ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn) và công tác cán bộ nữ; Thực hiện sơ kết giữa kỳ, tổng kết cuối kỳ đánh giá giai đoạn 5 năm (2023-2027) việc thực hiện Chương trình phối hợp.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thêm giải pháp hỗ trợ tiểu thương quản lý thanh toán không tiền mặt

Thêm giải pháp hỗ trợ tiểu thương quản lý thanh toán không tiền mặt

25 Apr, 05:16 PM

Kinhtedothi- Sau gần một năm có mặt trên thị trường, thiết bị thông báo chuyển khoản và quản lý giao dịch Loa Ting Ting do Công ty CP 9Pay- đơn vị trung gian thanh toán được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà nước- đã phát triển đã nhanh chóng trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các tiểu thương và hộ kinh doanh nhỏ trên toàn quốc.

Bộ Tài chính: Hơn 11.000 nhà đất công không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, không đúng mục đích

Bộ Tài chính: Hơn 11.000 nhà đất công không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, không đúng mục đích

24 Apr, 08:52 PM

Kinhtedothi- Liên quan đến việc xử lý các cơ sở nhà đất dôi dư, Cục trưởng Cục Công sản- Bộ Tài chính Nguyễn Tân Thịnh cho biết, theo thống kê đến cuối năm 2024, có 11.034 cơ sở nhà đất không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích. Các cơ sở dôi dư chủ yếu tập trung ở các điểm trường, trạm y tế ở miền núi, vùng sâu xa, khó khăn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ