Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga lên tầm cao mới

Kinhtedothi - Các chuyên gia Nga tin rằng chuyến thăm của Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc sẽ trở thành biểu tượng cho việc đạt đến tầm cao lịch sử mới trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.
 Tháng 5/2019, trên cương vị Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã thăm chính thức Nga và có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin hôm 22/5. Ảnh: Tass.
Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, từ ngày 29/11-2/12/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga.
Đây là chuyến thăm quan trọng đánh dấu 71 năm Việt Nam và Liên Bang Nga thiết lập quan hệ ngoại giao, 20 năm hai nước ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược và gần 10 năm ra Tuyên bố chung về tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, từ đó mở ra những hướng hợp tác mới giữa hai nước. 
Quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga được mở đầu bằng dấu mốc ngày 30/1/1950-Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ đó đến nay, hai nước thường xuyên duy trì và thúc đẩy mối quan hệ với độ tin cậy cao. Việt Nam và Nga ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược ngày 1/3/2001; ra Tuyên bố chung về tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ngày 27/7/2012.
Trong hai năm 2019-2020, hai nước tổ chức Năm chéo Việt-Nga, Nga-Việt nhân 25 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2020), được tiếp tục trong năm 2021.
Trả lời phỏng vấn báo chí của Nga mới đây, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, việc chọn Nga là một trong những nước đi thăm đầu tiên trên cương vị mới, thể hiện sự coi trọng cao độ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với quan hệ Việt-Nga cũng như với cá nhân Tổng thống Vladimir Putin kính mến, người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam.
Trong thời gian gần đây, dù đại dịch Covid-19, nhưng các cuộc tiếp xúc trực tuyến, điện đàm cấp cao vẫn được duy trì thường xuyên để thúc đẩy hợp tác hai nước. Điển hình là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Nga Putin (tháng 4/2021), với Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga, Chủ tịch Đảng nước Nga thống nhất Medvedev (tháng 2/2021); Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng thống Ng Vladimir Putin (tháng 9/2021); Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điện đàm với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Nga Matvienko (tháng 6/2021); Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (tháng 5/2021) và thăm chính thức Nga vào tháng 9/2021.
Nga ủng hộ lập trường của Việt Nam về giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC).
Trong hợp tác hai nước, quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga ngày càng có chiều sâu và đi vào thực chất. Hợp tác kinh tế-thương mại hai nước thời gian qua phát triển năng động.Kim ngạch thương mại giữa hai nước trong năm 2020 đạt gần 4,85 tỷ USD, tăng gần 9% so với năm 2019, trong đó xuất khẩu đạt gần 2,9 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2 tỷ USD. Kim ngạch thương mại trong 9 tháng năm 2021 đạt 3,6 tỷ USD, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm 2020.
Năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống chiến lược và hiệu quả, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Việt Nam và Nga. Trong đó, Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro tiếp tục duy trì hợp tác đến năm 2030. Các Tập đoàn dầu khí lớn của Nga như Gazprom, Rosneft và nhiều doanh nghiệp khác đang triển khai nhiều dự án hợp tác tại Việt Nam.
Về lĩnh vực đầu tư, tính đến tháng 4/2021, Nga đứng thứ 25 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 144 dự án và tổng số vốn đăng ký khoảng 944 triệu USD. Đầu tư của Nga tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khai khoáng, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo... Việt Nam có hơn 20 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn đăng ký gần 3 tỷ USD, chủ yếu của các dự án Liên doanh dầu khí Rusvietpetro, Trung tâm Văn hóa-Thương mại Hà Nội-Moscow, Dự án chăn nuôi bò sữa và nông nghiệp của Tập đoàn TH tại Nga.
Bên cạnh hợp tác kinh tế, Nga còn là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Hai bên cũng thúc đẩy trong hợp tác về khoa học công nghệ, hợp tác địa phương, hợp tác về giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân.
Cộng đồng người Việt Nam tại Nga hiện có khoảng 60-80 nghìn người, đã tồn tại và làm ăn, sinh sống tại Nga trong ba thập kỷ; có những đóng góp đáng kể cho đất nước.
Trong bối cảnh Covid-19, hai nước đã phối hợp chặt chẽ trong ứng phó với dịch bệnh. Trong giai đoạn đầu, Chính phủ Việt Nam, Quốc hội, các bộ, ngành của Việt Nam đã tặng Nga khẩu trang y tế và một số vật tư y tế. Đến thời điểm hiện tại, phía Nga đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 15.000 liều vaccine Sputnik-V và một số thuốc điều trị, vật tư y tế.
Nhiều nhà nghiên cứu của Nga đánh giá, chuyến thăm Nga lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy các chương trình hợp tác hiện có, đồng thời mở ra các hướng hợp tác mới giữa hai nước. Bởi Nga hết sức coi trọng quan hệ hợp với song phương với Việt Nam, đồng thời cũng coi trọng quan hệ với ASEAN - tổ chức mà Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng.
Chuyến thăm chính thức Nga lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc còn được kỳ vọng thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Nga trong phòng, chống dịch Covid-19, nhất là việc thúc đẩy Nga hỗ trợ vaccine và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam. Trên cơ sở đó giúp hai nước kiểm soát tốt dịch bệnh và cùng thúc đẩy hợp tác hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội phát triển bền vững: từ Luật Thủ đô tới lời tâm huyết của vị thượng nghị sĩ Mỹ

Hà Nội phát triển bền vững: từ Luật Thủ đô tới lời tâm huyết của vị thượng nghị sĩ Mỹ

01 Jul, 06:48 PM

Kinhtedothi - Hà Nội có đặc thù quan trọng và Luật Thủ đô (sửa đổi) 2024 đã góp phần “chắp cánh” cho những tiềm năng đó phát triển hơn nữa trong hành trình trở thành một đô thị bền vững, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại khóa XIII (2011-2016), Ủy viên Hội đồng Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam (VPDF), Đại sứ Hà Huy Thông chia sẻ với Báo Kinh tế & Đô thị.

Argentina mở văn phòng chuyên trách công - nông nghiệp tại Hà Nội

Argentina mở văn phòng chuyên trách công - nông nghiệp tại Hà Nội

01 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Với sự hiện diện của Văn phòng Tùy viên Chuyên trách Công - Nông nghiệp tại Việt Nam, văn phòng thứ sáu trên toàn cầu, Đại sứ quán Argentina kỳ vọng sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác, thương mại song phương giữa hai quốc gia lên tầm cao mới.

UNESCO – đối tác toàn diện, thực chất và hiệu quả của Việt Nam

UNESCO – đối tác toàn diện, thực chất và hiệu quả của Việt Nam

27 Jun, 08:09 PM

Kinhtedothi - Tổng Giám đốc UNESCO đánh giá cao tầm nhìn và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam thông qua các chiến lược, chính sách lớn như miễn học phí toàn bộ học sinh trường công lập từ năm 2025, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển trí tuệ nhân tạo...

Việt Nam truyền cảm hứng khởi nghiệp tại WEF Thiên Tân 2025

Việt Nam truyền cảm hứng khởi nghiệp tại WEF Thiên Tân 2025

27 Jun, 09:24 AM

Kinhtedothi - Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã mang đến thông điệp quan trọng, đó là tinh thần khởi nghiệp cho một kỷ nguyên mới, thu hút tối đa các nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển đất nước, theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 5 tiên phong để xây dựng châu Á giàu mạnh, thịnh vượng và phát triển bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 5 tiên phong để xây dựng châu Á giàu mạnh, thịnh vượng và phát triển bền vững

26 Jun, 11:00 PM

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 25/6, tại thành phố Thiên Tân (Trung Quốc) trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (Hội nghị WEF Thiên Tân), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát biểu khai mạc và là diễn giả chính tại Phiên thảo luận "Thế kỷ của châu Á có đang gặp thách thức?".

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ