Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thúc đẩy trách nhiệm, tạo thêm đột phá

Kinhtedothi-Trong những năm qua, chính việc học tập và làm theo Bác gắn với thực hiện chủ đề ''Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, đổi mới và phát triển'' đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức TP Hà Nội.

Qua đó, tháo gỡ những “lực cản” về ý thức tự trọng và tinh thần trách nhiệm trong công việc; tạo sức bật mới trong cải tiến lề lối, phong cách và phương pháp làm việc.

Ngành y tế tập trung nâng cao chất lượng, đổi mới phong cách giao tiếp ứng xử, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Ảnh: Trần Dũng

Sáng tạo và linh hoạt

Thực tế thời gian qua, học và làm theo tư tưởng của Bác đã thúc đẩy tinh thần “bắt tay ngay vào công việc, làm việc nào dứt việc đó”, quan điểm “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” đã không còn quá xa lạ. Tại nhiều đơn vị đã lựa chọn và xác định khâu đột phá trong triển khai thực hiện phù hợp thực tế, yêu cầu nhiệm vụ. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, có tác dụng lan tỏa mạnh mẽ. Như tại Sở Y tế đã tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ, đổi mới phong cách giao tiếp ứng xử, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

Thành Đoàn Hà Nội thực hiện hiệu quả các mô hình "Sổ vàng làm theo lời Bác"; "Công trình thanh niên làm theo lời Bác"… Các sở, ngành cũng chọn cải cách hành chính, phục vụ người dân và DN làm trọng tâm. Sở KH&ĐT lập tổ công tác đặc biệt kịp thời giải quyết thủ tục hành chính liên quan quyết định chủ trương của các dự án đầu tư, tạo bước đột phá trong lĩnh vực này. Sở Tư pháp tập trung thực hiện mô hình "Tư pháp Thủ đô hướng về cơ sở"... Ðó là những việc làm cụ thể, thúc đẩy hiệu quả tham mưu phục vụ công tác lãnh đạo, điều hành của TP.

Từ việc tiếp tục thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác của mỗi cán bộ, công chức ở cơ sở, chính là nền tảng quan trọng để TP hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra. Điển hình như từ đầu năm 2023 đến nay, các mục tiêu chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của TP được triển khai nhịp nhàng, kết quả đạt được khá toàn diện.

Các khâu đột phá được tập trung triển khai, nhưng về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình về giao thông, giáo dục, y tế và tôn tạo di tích lịch sử được đẩy mạnh; đã hoàn thành dự án Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, vận hành tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội; khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội...

Khâu đột phá về xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô được chú trọng; đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tổng kết thực hiện Luật Thủ đô và đề xuất sửa đổi Luật Thủ đô; xây dựng và triển khai thực hiện phân cấp quản lý Nhà nước, ủy quyền trên địa bàn...

Tháo gỡ “điểm nghẽn” về ý thức trách nhiệm

Hiện TP đang tập trung để đạt chỉ tiêu tăng trưởng cả năm 2023 là 7,0%; giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ còn chậm tiến độ. Đây là những mục tiêu đòi hỏi quyết tâm chính trị cao của cả TP.

Việc TP thúc đẩy thực hiện chủ đề công tác năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; triển khai Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy “về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị TP”, cùng với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, vai trò, trách nhiệm và sự gương mẫu của người đứng đầu ở tất cả các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị tiếp tục được đề cao.

Như lãnh đạo TP đã khẳng định, Hà Nội sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp để duy trì sự tăng trưởng kinh tế, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án và giải ngân vốn đầu tư công; thực hiện tốt các khâu đột phá về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô… Muốn vậy, việc thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, ý thức công vụ càng được đặt ra.

Để xóa bỏ đi sự trì trệ, né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, việc đề cao trách nhiệm nêu gương, quyết liệt đổi mới tư duy hành động vẫn là một trong những điểm nhấn trong học và làm theo Bác tại các cơ quan, đơn vị tại Hà Nội.

Từ đó, tạo nên những bước đột phá mới trong kỷ luật, kỷ cương hành chính và thúc đẩy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm ở mỗi cán bộ, mỗi đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chung.

Hà Nội tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính

Hà Nội tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính

Quận Thanh Xuân: Cán bộ, công chức thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính

Quận Thanh Xuân: Cán bộ, công chức thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: đảm bảo 126 xã, phường mới đi vào hoạt động thông suốt, không có khoảng trống

Hà Nội: đảm bảo 126 xã, phường mới đi vào hoạt động thông suốt, không có khoảng trống

12 May, 10:59 AM

Kinhtedothi - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị chuẩn bị bài bản, khoa học, xác định rõ lộ trình các công việc phải thực hiện trong từng thời điểm, bảo đảm phù hợp với thực tiễn của Thành phố để các xã, phường mới hình thành sau sắp xếp nhanh chóng ổn định hoạt động của bộ máy, kịp thời giải quyết các công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp.

Quy định các Toà chuyên trách về kinh tế, sở hữu trí tuệ, phá sản tại một số Toà án Nhân dân khu vực

Quy định các Toà chuyên trách về kinh tế, sở hữu trí tuệ, phá sản tại một số Toà án Nhân dân khu vực

12 May, 09:57 AM

Kinhtedothi - Sáng 12/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Sửa đổi 25 điều liên quan tới chính quyền địa phương 2 cấp trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Sửa đổi 25 điều liên quan tới chính quyền địa phương 2 cấp trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

12 May, 09:23 AM

Kinhtedothi - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, sáng 12/5, đã sửa đổi 25 điều có nội dung liên quan đến tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ