Hà Nội dường như trở nên văn minh hơn nhờ những thùng rác đặt trên các tuyến phố. Cứ khoảng ba bốn chục mét lại có một thùng rác, thậm chí có những tuyến phố đặt hẳn hai thùng rác cạnh nhau, mỗi thùng một màu phân biệt rác hữu cơ, rác vô cơ.
Hà Nội dường như trở nên văn minh hơn nhờ những thùng rác đặt trên các tuyến phố. Cứ khoảng ba bốn chục mét lại có một thùng rác, thậm chí có những tuyến phố đặt hẳn hai thùng rác cạnh nhau, mỗi thùng một màu phân biệt rác hữu cơ, rác vô cơ. Người đi đường cho rác đó, đúng như dòng chữ in trên mỗi thùng rác "Xanh - Sạch - Đẹp"theo trách nhiệm của nó.
Khi đi trên các tuyến phố, tôi vẫn thường chú ý đến những thùng rác này, cái thì màu xanh, cái thì màu vàng vô cùng duyên dáng bên các vỉa hè. Nhờ các thùng rác này, các tuyến phố phần nào giảm bớt được sự ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt. Nhưng một lần đi đường, đập vào mắt tôi là chiếc thùng rác bị chằng dây buộc kín khiến người dân không thể bỏ rác vào thùng. Tôi hỏi một người dân sống ở gần đó:
- Sao họ lại buộc dây vào thùng rác?
- Cô không thấy sao? Đơn giản vì thùng rác này gây ra mùi rất khó chịu mà lạiđặt ở trước cửa nhà dân nên những gia đình có thùng rác đứng ngay trước cửa không ưa sự xuất hiện vô duyên của nó.
Thế nhưng, việc buộc lại nắp thùng rác này lại gây phản tác dụng khi những người không có chỗ vứt rác liền vứt rác ngay bên cạnh thùng rác này. Rác vứt ra ngoài toả ra mùi hôi thối bay khắp nơi, gây mất vệ sinh. Lượng rác bị đổ bừa bãi này không chỉ ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ của những khu dân cư gần đó mà còn ảnh hưởng tới cả người đi đường.
Giá mà những người dân này biết vì mình, vì mọi người thì đâu nên nỗi. Nhưng đôi khi tôi cũng thấy có những thùng rác đặt ở những điểm hết sức nhạy cảm. Nếu như chính quyền địa phương phối hợp với ngành giao thông công chính và người dân cùng bàn bạc, tìm nơi đặt thùng rác sao cho hợp lý thì đâu xảy ra chuyện như vậy.