Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thuốc lá điện tử đã len lỏi vào trường tiểu học

Kinhtedothi – Thuốc lá điện tử không còn là vấn đề của những thanh thiếu niên mới lớn mà là mối lo lắng hiện hữu của môi trường học đường nói chung. Mới đây, thuốc lá điện tử đã gõ cửa trường tiểu học khiến một nhóm học sinh lớp 3 tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) phải nhập viện.

Con cái tò mò, bố mẹ làm ngơ

Hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá điện tử đâu đó vẫn xảy ra tại các nhà trường, gây nên nỗi lo lắng cho thầy cô, phụ huynh, học sinh và toàn xã hội.

Trường Tiểu học Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai- nơi xảy ra hiện tượng nhóm học sinh lớp 3 thử thuốc lá điện tử và phải nhập viên
Trường Tiểu học Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai- nơi xảy ra hiện tượng nhóm học sinh lớp 3 thử thuốc lá điện tử và phải nhập viên

“Hôm nay ở trường con có bạn hút thuốc lá điện tử trong nhà vệ sinh. Nghe nói mùi thơm lắm, khói nhả rất sành điệu. Không biết vị nó thế nào bố nhỉ?. Nghe lời cậu con trai hỏi, anh Hà Mạnh Huy (trú tại quận Cầu Giấy) lớn tiếng nạt: “Con tuyệt đối tránh mấy thứ độc hại đó ra!”. Cậu con “vâng, dạ” rồi lẩn ra chỗ khác.

Sự tò mò với thuốc lá điện tử không chỉ với học sinh nam mà với cả học sinh nữ. “Con thấy một chị ở siêu thị hút thuốc lá điện tử. Trông chị ấy rất xinh”- Có lần con gái chị Phương Nga nói chuyện với mẹ. Nghe vậy, chị Nga cũng chỉ giải thích với con qua loa là thuốc lá điện tử rất độc hại, trẻ em hút thuốc là không tốt và không nên thử, dù chỉ một lần.

Là một người trước đây hút thuốc lá truyền thống, nay đã chuyển sang dùng thuốc lá điện tử, anh Nguyễn Mạnh Hải, trú tại quận Bắc Từ Liêm thừa nhận, đôi khi anh có sơ ý hút trước mặt con. Con hỏi sao bố hút thuốc lá điện tử thì anh chỉ tảng lờ và lái sang chuyện khác.

Việc học sinh hút thuốc lá điện tử không hiếm nhưng sự việc vừa xảy ra tại trường Tiểu học Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai khiến nhiều phụ huynh không khỏi giật mình. Ngày 4/12, em H.A, học sinh lớp 3 của trường vô tình nhặt được thuốc lá điện tử tại nhà nên đã nhét vào cặp mang đến lớp. Giờ ra chơi ngày 5/12, em bỏ vật này ra rửa thì nhiều bạn nam cùng lớp nhìn thấy đã thi nhau xin hút thử. Một lúc sau, 7 học sinh có hiện tượng buồn nôn, nhức đầu, vật vã. Giáo viên phát hiện đã nhanh chóng đưa các em xuống phòng y tế, đồng thời gọi xe cấp cứu để đưa đến Bệnh viện Bạch Mai. Nguyên nhân ban đầu được xác định là các em bị phản ứng với thuốc lá điện tử. Sau khi theo dõi, phục hồi, các em đã được cho về nhà và sáng 7/12, nhóm học sinh trên đi học bình thường.

Nhà trường, phụ huynh cần phối hợp 

Theo Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) Nguyễn Thị Bích Hạnh, sau vụ việc trên, nhà trường đã cho họp toàn thể giáo viên để rút kinh nghiệm và thông báo công khai sự việc đến 100% phụ huynh để tất cả cùng nắm được sự việc một cách đầy đủ nhất.

Giáo viên, học sinh tham gia buổi tập huấn phòng chống tác hại của thuốc lá mới
Giáo viên, học sinh tham gia buổi tập huấn phòng chống tác hại của thuốc lá mới

Nhà trường cũng gửi thông điệp đến giáo viên và phụ huynh 3 nội dung: Thứ nhất, phụ huynh cùng nhà trường tiếp tục tuyên truyền tác hại của thuốc lá điện tử để học sinh nắm được. Thứ hai, phụ huynh phải làm gương cho các con. Thứ ba, phụ huynh kiểm soát không để các con mang đồ dùng, vật dụng có hại đến trường, giúp đảm bảo an toàn cho tất cả học sinh nói chung. Cùng với đó, Ban giám hiệu cùng giáo viên chủ nhiệm cũng làm công tác tư tưởng để học sinh ổn định tâm lý, tinh thần, sức khỏe và tập trung vào học tập.

Trước đó, Bộ GD&ĐT phối hợp với Tổ chức Health Bridge Canada tại Việt Nam và Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức buổi Tập huấn thí điểm sử dụng Tài liệu truyền thông về phòng ngừa tác hại của thuốc lá mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) đối với học sinh phổ thông.

Buổi tập huấn truyền tải 4 nội dung quan trọng: Giới thiệu tài liệu hướng dẫn truyền thông về phòng ngừa thuốc lá mới cho học sinh phổ thông; Thuốc lá mới tác hại và nguy cơ; Quy định pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá trong trường học; Kĩ năng truyền thông phòng chống tác hại thuốc là trong trường học.

Phòng chống thuốc lá điện tử trong môi trường học đường cũng được ngành GD&ĐT Hà Nội xác định là một trong những nội dung cần đẩy mạnh thực hiện trong kế hoạch giáo dục của các nhà trường. Đây là vấn đề đáng lo ngại trong môi trường học đường hiện nay, vì vậy, sau buổi tập huấn, Sở GD&ĐT đã gửi tài liệu đến các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã; đề nghị các cơ sở giáo dục, nhà trường tuyên truyền rộng rãi đến học sinh, giáo viên, phụ huynh những nội dung cơ bản của tài liệu để cùng nắm rõ và thực hiện.

"Để xây dựng môi trường học đường không khói thuốc, ngoài kiến thức cần thiết, cơ bản về tác hại của thuốc lá điện tử thì hơn ai hết, phụ huynh và thầy cô giáo phải làm gương trong việc “Nói không với thuốc lá”; từ đó hạn chế đến mức thấp nhất những vụ việc đáng tiếc”- Trưởng Phòng Chính trị Tư tưởng và Khoa học Công nghệ (Sở GD&ĐT Hà Nội) Hoàng Hữu Trung nhấn mạnh.

Quận Hoàng Mai: 7 học sinh tiểu học nhập viện do thuốc lá điện tử

Quận Hoàng Mai: 7 học sinh tiểu học nhập viện do thuốc lá điện tử

Băn khoăn về chất lượng bữa ăn bán trú trong cơn bão giá

Băn khoăn về chất lượng bữa ăn bán trú trong cơn bão giá

Thông tin đầu tiên về Kỳ thi lớp 10 chuyên năm học 2023- 2024

Thông tin đầu tiên về Kỳ thi lớp 10 chuyên năm học 2023- 2024

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ