Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thượng đỉnh G7: Mỹ - châu Âu chia rẽ sâu sắc

Hương Thảo (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các nhà lãnh đạo của nhóm 7 quốc gia giàu có sẽ thảo luận về các vấn đề về thương mại toàn cầu tại hội nghị thượng đỉnh thường niên vào hôm nay (25/8) - nhiều khả năng tạo ra sự tách biệt giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với các đồng minh phương Tây.

Tổng thống Mỹ Trump ăn trưa với Tổng thống chủ nhà Emmanuel Macron hôm 24/8.

Việc tập hợp G7 đang diễn ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về suy thoái kinh tế toàn cầu và xu hướng mất đoàn kết quốc tế đối với một loạt các vấn đề gây căng thẳng trong nhiều thập kỷ.
Tổng thống Trump đã tham gia cùng các nhà đồng cấp từ Pháp, Anh, Nhật Bản, Đức, Italia và Canada tại khu nghỉ mát Biarritz ven biển nước Pháp trong 3 ngày hội đàm, bắt đầu hôm 24/8 với một chương trình nghị sự đầy tham vọng, bao gồm bảo vệ dân chủ, bình đẳng giới, giáo dục và thay đổi khí hậu.
Đặc biệt, ông Trump đến Pháp chỉ vài giờ sau khi leo thang cuộc chiến thương mại với Trung Quốc trong trận chiến ăn miếng trả miếng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, khiến thị trường tài chính rung chuyển.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nhanh chóng bày tỏ lo ngại về gia tăng thuế quan gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, trong khi chủ nhà Pháp phủ nhận các cáo buộc đến từ giới chức Mỹ về chương trình nghị sự G7 đang né tránh những vấn đề thương mại gây ma sát.
Hiểu rõ sự bất hòa khó tránh, ông chủ Nhà Trắng cũng đe dọa chủ nhà G7 vào đêm trước hội nghị thượng đỉnh, nói rằng Mỹ sẽ đánh thuế rượu vang Pháp ở mứuc chưa từng thấy, trừ khi Paris giảm thuế kỹ thuật số đối với các công ty công nghệ Mỹ.
Tổng thống Trump đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh G7 năm ngoái tại Canada bằng việc rời khỏi cuộc họp sớm và từ bỏ tuyên bố cuối cùng vốn đã được thống nhất bằng văn bản từ trước.
Trong khi rạn nứt xuyên Đại Tây Dương là rõ nét nhất, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
còn cảnh báo hôm 23/8 về việc ngăn chặn một thỏa thuận thương mại của EU với một nhóm các quốc gia Nam Mỹ khi Brazil cho thấy việc thiếu chủ động trong xử lý các đám cháy đang tàn phá rừng nhiệt đới Amazon.
Cả Đức và Anh đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về những vụ cháy, nhưng không đồng ý với ông Macron về cách đáp trả, nói rằng việc hủy hiệp định thương mại Mercosur đầy tham vọng sẽ không giúp cứu Amazon.