Thương mại điện tử tác động kép cho nền kinh tế số phát triển

Mạc Quốc Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hơn một thập kỷ qua, kinh tế số có vai trò quan trọng, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Việt  Nam. Qua đó tạo nên những thay đổi từ sản xuất, phân phối cho đến tiêu dùng, thúc đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia.

Nền kinh tế thế giới năm 2023 được dự báo sẽ phải đối mặt với không ít thách thức từ rủi ro suy thoái kinh tế, xung đột Nga và Ukraine, sự đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng hàng hóa. Trong bối cảnh đó, triển vọng nền kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá tăng trưởng tích cực và hướng tới xu thế phát triển bền vững.

Thương mại điện tử đang góp phần thúc đẩy chuyển đổi số.
Thương mại điện tử đang góp phần thúc đẩy chuyển đổi số.

Động lực tăng trưởng

Báo cáo “Thương mại điện tử (TMĐT) phát triển bền vững: Động lực thúc đẩy nền kinh tế số” do Lazada Việt Nam kết hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra, trong dự báo mới nhất vào tháng 8/2022, Ngân hàng  Thế giới (WB) đã giảm mức tăng trưởng toàn cầu  trong năm 2022 và 2023 xuống còn 2,8% so với mức  dự báo tăng trưởng 4.1% tại thời điểm đầu năm 2022. 

Đồng quan điểm, dự báo Triển vọng kinh tế thế giới  của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã hạ mức dự  báo tăng trưởng toàn cầu xuống còn 3,2%, thấp hơn  0,4 điểm so với dự báo trước đó trong năm 2022. 

Thương mại điện tử tác động kép cho nền kinh tế số phát triển - Ảnh 1

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn này, nền kinh tế  của Việt Nam vẫn được dự báo là một điểm sáng  kinh tế trong khu vực. Tính đến tháng 9/2022, cả WB và Ngân hàng Phát triển châu  Á (ADB) đều dự báo Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, với mức tăng lần lượt là 7,2% và 6,5%. WB cho rằng nhờ có nền kinh tế vững chắc, dù  GDP của Việt Nam có giảm 2,6% trong năm 2021 do dịch, thì chỉ số này sẽ lại  tăng trưởng mạnh mẽ và phục hồi, dự kiến đạt mức  6,7% trong năm 2023.

Những thay đổi kinh tế số đóng vai trò  quan trọng trong nỗ lực tăng năng suất, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Đồng thời giúp gia tăng sức chống chịu của nền kinh tế đối với các tác động từ bên ngoài. Năm 2022, nền kinh tế số ở khu vực Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng đều ghi nhận những con tăng trưởng ấn tượng.

Bảng so sánh tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử các năm.
Bảng so sánh tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử các năm.

Nền kinh tế số ở Việt Nam được đánh  giá sẽ có đà tăng trưởng mạnh nhất, cao hơn cả các quốc gia phát triển như: Indonesia, Singapore. Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) của nền kinh tế số Việt Nam chạm mốc 23 tỷ USD trong năm 2022, tăng 28% so với năm trước.

Con số  này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 31% và chạm mốc 49 tỷ USD  vào năm 2025 – đây là tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực. Báo cáo cũng dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục  duy trì mức độ tăng trưởng kép mạnh mẽ trong khu vực ở giai đoạn 2025 – 2030, ở mức 19%.

Thương mại điện tử tác động kép cho nền kinh tế số phát triển - Ảnh 2
Thương mại điện tử tác động kép cho nền kinh tế số phát triển - Ảnh 3
Thương mại điện tử tác động kép cho nền kinh tế số phát triển - Ảnh 4
 

TMĐT bền vững đang dần trở thành động lực tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế số tại Việt Nam, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh và hiệu quả; đồng thời nâng cao kỹ năng số và phát triển mạnh mẽ tiêu dùng số trên toàn quốc. 

6 xu hướng phát triển bền vững

Trong giai đoạn 2023 – 2025, xu hướng phát triển bền vững của TMĐT thể hiện rõ ở 6 khía cạnh. Thứ nhất, về đầu tư. TMĐT bền vững sẽ tiếp tục hướng đến các đầu tư dài hạn về cơ sở hạ tầng, công nghệ,  logistics, con người…

Thương mại điện tử tác động kép cho nền kinh tế số phát triển - Ảnh 5
Những so sánh từ thực tế.
Thương mại điện tử tác động kép cho nền kinh tế số phát triển - Ảnh 6
 

 

Bởi, qua biến chuyển của dịch bệnh, kinh tế, chiến tranh, những mô hình doanh nghiệp TMĐT bền vững đã cho thấy sức chống trụ bền bỉ, cũng như mức độ hiệu quả trong việc duy trì và phát triển kinh doanh, ổn định đội ngũ nhân sự, từ đó đóng góp đáng kể cho nền kinh tế. 

Thứ hai, về kinh doanh. TMĐT bền vững tạo ra nhiều giá trị hơn cho các bên liên quan thông qua việc xây dựng cộng đồng với các giá trị được cộng hưởng từ đối tác (thanh toán, vận hành, logistics…), doanh nghiệp (nhà bán hàng và thương hiệu) và người tiêu dùng.

Việc xây dựng và củng cố sức mạnh từ hệ sinh thái TMĐT bền vững tạo dựng được nền tảng giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi số, đưa ra chiến lược phát triển dài hạn, tận dụng triệt để các giải pháp từ công nghệ, cơ sở hạ tầng,  logistics, đến tiếp thị, hướng tới kinh doanh bền vững và hiệu quả. 

Thương mại điện tử tác động kép cho nền kinh tế số phát triển - Ảnh 7
Sự tăng trưởng bởi chuyển đổi số.
Thương mại điện tử tác động kép cho nền kinh tế số phát triển - Ảnh 8
 

 

Thứ ba, về công nghệ. TMĐT bền vững ưu tiên đầu tư cho các công nghệ hỗ trợ độ mở của sàn, sử dụng API  (Application Programming Interface – Giao diện lập trình ứng dụng) ở mọi điểm tiếp xúc với đối tác, kết nối và tận dụng triệt để nhiều dịch vụ trên nền tảng TMĐT.

API còn cho phép hợp lý hoá các hoạt động và đảm bảo sự tương tác liền mạch, từ đó hỗ trợ các nhà bán lẻ theo dõi, phân tích dữ liệu và giao tiếp chatbot với khách hàng hiệu quả; đồng thời kết nối nền tảng TMĐT với thị  trường của bên thứ ba. 

Thương mại điện tử tác động kép cho nền kinh tế số phát triển - Ảnh 9

Thứ tư, về trải nghiệm khách hàng. TMĐT bền vững kết nối các hành vi mua sắm riêng lẻ của người tiêu dùng, theo xu hướng mua sắm toàn diện và lâu dài từ tìm kiếm, lựa chọn, mua hàng, thanh toán, đổi trả. 

Điều này thúc đẩy doanh nghiệp, thương hiệu chú trọng nghiên cứu và cải tiến  sản phẩm, dịch vụ theo hướng gia tăng tính bền vững trên TMĐT, đặc biệt là đối với ngành hàng Thời trang và  Làm đẹp đang thu hút lượng tiêu dùng lớn trên nền tảng này.

Đồng thời, để quản lý tác động lên môi trường, bên cạnh việc áp dụng các giải pháp giảm thiểu khí thải, giảm việc sử dụng nguyên vật liệu, nhiều doanh nghiệp đi theo mô hình TMĐT bền vững đang từng bước tiến tới việc tác động lên nhận thức, hành vi của người tiêu dùng; giảm thiểu khí thải các bon thông qua việc tạo ra những combo sản phẩm với mức giá ưu đãi, khuyến khích người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, thay vì đặt hàng riêng lẻ… 

Thương mại điện tử tác động kép cho nền kinh tế số phát triển - Ảnh 10
Thương mại điện tử tác động kép cho nền kinh tế số phát triển - Ảnh 11
 

Thứ năm, về thanh toán trên TMĐT sẽ ngày càng mở rộng kết nối, đa dạng đối tác tài chính và chuyển hướng “Buy now, pay later” (Mua trước, trả sau), đáp ứng nhu cầu chi trả của người tiêu dùng và giúp cho việc mua sắm trên TMĐT trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn. Qua đó, giúp cho các doanh nghiệp bán lẻ tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng và quy mô đơn đặt hàng trung bình trên nền tảng TMĐT. 

Thương mại điện tử tác động kép cho nền kinh tế số phát triển - Ảnh 12
Thương mại điện tử tác động kép cho nền kinh tế số phát triển - Ảnh 13
Thương mại điện tử tác động kép cho nền kinh tế số phát triển - Ảnh 14
Thương mại điện tử tác động kép cho nền kinh tế số phát triển - Ảnh 15
 

Thứ sáu, về xã hội. TMĐT bền vững trở thành cầu nối thúc đẩy phổ cập hiểu biết về TMĐT đến với doanh  nghiệp và người tiêu dùng toàn quốc, góp phần thực hiện chủ trương phổ cập TMĐT đến các địa phương  trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT Quốc gia giai đoạn 2021 – 2025. 

TMĐT bền vững đồng thời là “cánh tay nối dài” giúp thu hẹp khoảng cách TMĐT giữa các địa phương hiệu quả thông qua việc giảm vai trò của trung gian (thương lái, chợ đầu mối, đối tác vận chuyển…); từ đó mang lại lợi ích nhiều hơn cho người nông dân, thúc đẩy người nông dân tập trung đầu tư hơn cho chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc TMĐT đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng thúc đẩy gia tăng cam kết tiêu dùng trên nền tảng này.

 

Theo nội dung văn kiện của Đại hội  Đảng lần thứ XIII, Việt Nam hướng đến mục tiêu kinh tế số sẽ đóng góp 20% vào GDP vào năm 2025 và đến  năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 khu vực ASEAN về Chính phủ điện tử và kinh tế số. Vì thế, phát triển kinh tế số là nền tảng cho sự phát triển bền vững, trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu của Việt Nam trong những năm tới.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần