Cụ thể hơn về khởi nghiệp sáng tạo, theo Phó Thủ tướng: “Tính chất tạo ra những sản phẩm mới, phân khúc khách hàng mới bằng những công nghệ mới và ý tưởng mới chưa từng có, cách tiếp cận thị trường mới, thường là liên quan đến công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vì qua mạng nên không có tính biên giới”.
Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 844/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Đúng một sau, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt Đề án Tri thức Việt số hóa theo Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 18/05/2017.
Đề án này hướng đến tạo ra một hệ sinh thái toàn diện để tất cả mọi người, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam, sáng tạo, phát triển các công nghệ tiên tiến trên nền tảng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo; và là nền tảng kiến tạo những cơ hội lớn, thực tiễn trong phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Còn kho ứng dụng là nơi chắp cánh cho các DN khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam dựa trên dữ liệu của toàn hệ thống để cho ra đời những ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho người Việt, làm giàu cho DN và quốc gia.
Tuy năm 2017, nền kinh tế Việt Nam đã đạt những thành tựu ấn tượng, nhưng DN Việt Nam đa phần còn rất non trẻ, vốn ít, đa phần là DN nhỏ và vừa (trên 97%) kinh nghiệm trên thương trường chưa nhiều, kỹ năng quản lý còn hạn chế. Trong khi các nước đã có nhiều DN hàng trăm năm trải nghiệm với thị trường, tiềm lực vốn lớn, công nghệ cao, càng đòi hỏi DN Việt Nam phải đầu tư cho khoa học công nghệ.
Theo Ram Charan, chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực chiến lược kinh doanh của nhiều công ty tại Mỹ: “Bộ phận nghiên cứu và phát triển đóng vai trò then chốt đối với tương lai của rất nhiều DN. Các lãnh đạo của bộ phận này thường chú trọng đến những mục tiêu dài hạn, họ thường xem quy trình R&D là một yếu tố độc lập với những vấn đề thường nhật đang “vây hãm” công ty, thậm chí là trong một môi trường kinh tế đầy khó khăn”.
Từ thực tiễn hiện nay, đòi hỏi không chỉ những DN bắt đầu khởi nghiệp, mà kể cả những DN đang hoạt động xuất sản kinh doanh nhiều năm phải củng cố và hoàn thiện mình. Tất cả phải theo xu thế “Khởi nghiệp đổi mới - sáng tạo” và đây chính là yếu tố cốt lõi tạo ra thành công phát triển bền vững của DN.
Như vậy, DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khi ra những sản phẩm mới; những ý tưởng kinh doanh mới; những phân khúc thị trường mới, đối tượng khách hàng mới... hoặc có sự khác biệt đối với các DN cùng ngành, có gì mới.
Nói đến DN khởi nghiệp đổi mới - sáng tạo thường bao hàm và liên quan đến ứng dụng công nghệ mới, hoặc dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học, đặc biệt là công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; tuy nhiên vì là mới sáng tạo nên thường gắn với nhiều rủi ro, đòi hỏi quá trình thử nghiệm và phải tốn nhiều công sức để có thể ứng dụng thành công; nhưng khi thành công sẽ có giá trị rất lớn, có sức cạnh tranh cao và có tính đột phá.
Theo ông Bill Aulet - Giám đốc điều hành của Trung tâm Martin Trust dành cho doanh nhân khởi nghiệp của viện công nghệ Massachussetts (MIT), sáng tạo đột phá (ý tưởng, công nghệ hoặc quyền sở hữu trí tuệ) là rất quan trọng nhưng người khởi nghiệp không cần thiết phải tạo ra điều đó. Trên thực tế, sáng chế giúp tạo nênĐN sáng tạo đột phá lại thường đến từ bên ngoài. Chẳng hạn như Steve Jobs, người đã phát hiện ra tiềm năng trong sáng chế của công ty khác (chuột máy tính của Xerox Parc là ví dụ nổi tiếng nhất) và thương mại hóa nó một cách hiệu quả thông qua Apple.
Tương tự, với trường hợp của Google, với doanh thu chủ yếu đến từ Adwords, những quảng cáo dựa trên từ khóa và văn bản của các trang kết quả tìm kiếm. Một công ty khác, Overture cũng sáng tạo ra cách quảng cáo tương tự nhưng phải chờ đến Google, sáng chế đó mới được thương mại hóa thành công.
Những ví dụ trên chỉ ra rằng khả năng thương mại hóa sáng chế là rất quan trọng, nên một doanh nhân khởi nghiệp về cơ bản là người thương mại hóa sáng chế.
Đầu tư cho R&D - điều kiện tiên quyết
Tóm lại, xuất phát từ việc nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ tri thức; doanh nhân, doanh nghiệp rút ngắn được rất nhiều thời gian để xây dựng thành công một DN. Tuy nhiên, còn rất nhiều DN chưa nhận thức rõ vai trò, hiệu quả của đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Đa phần DN tập trung cho những việc cần giải quyết trước mắt.
Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng này, như DN còn sợ tốn kém, vì đầu tư cho nghiên cứu và phát triển về lâu dà mới phát huy hiệu quả. Trong khi chi phí hàng năm cho hoạt động này ngày càng nhiều lên; trước mắt chưa thấy hiệu quả rõ ràng.
Kết quả của nghiên cứu và phát triển sẽ dẫn đến nhiều DN buộc phải đổi mới công nghệ... đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn. Trong khi đó sử dụng công nghệ lạc hậu, giá thành lại rẻ. Nhiều DN lại ngại sự thay đổi.
Trong số rất nhiều việc cụ thể phải làm để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, một trong những điều kiện tiên quyết là DN phải tiến hành thành lập mới hoặc sắp xếp lại các viện nghiên cứu, trung tâm R&D, phòng thí nghiệm.
Hiện nay, có nhiều DN đã nhận thức được tầm quan trọng đầu tư cho nghiên cứu phát triển như:DDã thành lập Viện Nghiên cứu Thủy sản thuộc Công ty Thủy sản Bình An, Trung tâm R&D của Công ty Cổ phần Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông; Phòng R&D Công ty nệm KYMDAN... bước đầu đã đạt được nhiều kết quả, phục vụ cho xuất sản kinh doanh.
Cùng với đó, xây dựng và phát triển thực hiện kế hoạch R&D theo chiến lược và các mục tiêu phát triển DN. Cần tập trung vào những lĩnh vực xuất sản chủ lực và những lĩnh vực có lợi thế so sánh củaĐN.
DN cũng cần tiến hành hợp tác nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong DN. DN cần chủ động hợp tác với các trường, cơ sở khoa học... liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho DN kể cả hợp tác trong lĩnh vực đầu tư nghiên cứu theo chương trình kế hoạch R&D của DN.
Đồng thời, thúc đẩy phong trào đổi mới sáng tạo trong DN nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp ký hóa xuất sản trong toàn DN. Có cơ sở chính sách khen thưởng vật chất, tinh thần kịp thời.
Cũng không thể thiếu việc chuẩn bị duyệt kinh phí cho đầu tư nghiên cứu và phát triển; thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong DN. Về việc này, đã có cơ sở pháp lý và Luật Thuế thu nhập DN ban và Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 9/2/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong DN.
Kết quả của những đơn vị phát triển thuận lợi kinh doanh thành công đã khẳng định: Chiến lược kinh doanh của DN không thể thiếu kế hoạch đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.