Đề xuất từ các nhà lãnh đạo của các ủy ban đối ngoại và tình báo của Thượng viện - Bob Menendez và Mark Warner của đảng Dân chủ và các đảng viên Cộng hòa Jim Risch và Marco Rubio đánh dấu sự leo thang mạnh mẽ trong cuộc xung đột về công tác nhân sự ở đại sứ quán trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Moscow.
Vào tháng 8, Nga đã cấm đại sứ quán Mỹ ở Moscow giữ, thuê hoặc ký hợp đồng với nhân viên Nga hoặc nước thứ ba, ngoại trừ lính canh, buộc phái đoàn Mỹ phải cho nghỉ 182 nhân viên chính thức và hàng chục nhân viên hợp đồng khác, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Điều đó đồng nghĩa là chỉ có khoảng 100 nhà ngoại giao Mỹ ở Nga, so với 400 nhà ngoại giao Nga trên khắp nước Mỹ, các thượng nghị sĩ cho biết. Các thượng nghị sĩ viết trong thư gửi Biden: "Sự không cân xứng này trong cơ quan đại diện ngoại giao là không thể chấp nhận”.
Nếu Moscow không làm như vậy, ông Biden nên trục xuất 300 nhà ngoại giao Nga, bức thư nêu rõ.
Các thượng nghị sĩ cho rằng việc sa thải nhân viên địa phương đã cản trở công tác giải quyết các nhu cầu lãnh sự của người Mỹ cũng như các lợi ích chính sách của Mỹ.
Chính quyền Biden hồi tháng 4 đã trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga liên quan tới cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ và tấn công mạng.
Theo AFP, mối quan hệ giữa các cựu thù trong Chiến Tranh Lạnh vẫn căng thẳng nhưng đã ổn định hơn kể từ khi ông Biden gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6 tại Geneva.