Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 47, xem xét, cho ý kiến đối với 8 nội dung lớn

Kinhtedothi- Sáng 10/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 47, xem xét, cho ý kiến đối với 8 nội dung lớn.

Phiên họp thứ 47 diễn ra sau khi Kỳ họp thứ 9 thành công tốt đẹp, Quốc hội thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; thông qua 34 luật, 34 nghị quyết. Ngay sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã triển khai ngay các công việc, nhất là bắt đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung xem xét, cho ý kiến đối với 8 nội dung lớn. Trong đó, cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Theo Chủ tịch Quốc hội, chuyên đề giám sát này vừa rất thiết thực, vừa có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới, cần nguồn nhân lực chất lượng cao làm nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững. 

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, tới đây, Bộ Chính trị cũng sẽ cho ý kiến về các dự thảo Nghị quyết về các lĩnh vực giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Như vậy, Bộ Chính trị sẽ có 6 nghị quyết quan trọng, trong đó có "bộ tứ nghị quyết chiến lược" đang được triển khai rất mạnh mẽ. Vừa qua, Quốc hội cũng đã thông qua 3 nghị quyết: Nghị quyết số 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết số 197/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; Nghị quyết số 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Đối với ngành giáo dục, Quốc hội đã thông qua Luật Nhà giáo và quyết định việc miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tiến hành xem xét, quyết định việc điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025. Theo Chủ tịch Quốc hội, trong năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên tục điều chỉnh Chương trình xây dựng pháp luật để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, tổ chức bộ máy.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tổng kết Kỳ họp thứ 9 và ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10. "Kỳ họp thứ 10 là kỳ họp cuối nhiệm kỳ, hoàn tất những nhiệm vụ đã đề ra, đồng thời tạo dựng tiền đề cho nhiệm kỳ tới. Với tính chất quan trọng như vậy, việc chuẩn bị phải thật bài bản, chủ động, đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung, phương thức và chất lượng để khẳng định vai trò dẫn dắt, kiến tạo của Quốc hội và Chính phủ" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Các nội dung tiếp theo là Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 4, 5 và tháng 6 năm 2025; xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; xem xét thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; xem xét thông qua Nghị quyết về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027; xem xét thông qua Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2026.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến bằng văn bản đối với 2 nội dung: Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội Quý II năm 2025; Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 31/2023/UBTVQH15 quy định, hướng dẫn một số điều của Nội quy Kỳ họp Quốc hội.

Nhấn mạnh Phiên họp là một bước chuẩn bị “từ sớm, từ xa” để bảo đảm chất lượng, hiệu quả cho Kỳ họp cuối nhiệm kỳ cũng như các sự kiện quan trọng của Quốc hội trong thời gian tới, Chủ tiochj Quốc hội cũng cho biết, dự kiến, Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội sẽ họp với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ từ rất sớm để chuẩn bị các nội dung để những luật, nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 10 bảo đảm chất lượng.

Lưu ý, thời gian tới là những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV với khối lượng công việc rất lớn, nhiều nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, khối lượng công việc của các cơ quan trong khối Quốc hội ngày càng rất lớn với yêu cầu cao hơn và trách nhiệm lớn hơn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các cơ quan khối Quốc hội ngay từ bây giờ phải phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các cơ quan liên quan, tập trung hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong các nghị quyết, kết luận của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thành các nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch đã đề ra của năm 2025 và cả nhiệm kỳ khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội: Hoạt động của HĐND Thành phố Hà Nội tiếp tục là điểm sáng

Phó Chủ tịch Quốc hội: Hoạt động của HĐND Thành phố Hà Nội tiếp tục là điểm sáng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điện Biên: gỡ vướng cho cấp xã khi thực hiện phân cấp, phân quyền

Điện Biên: gỡ vướng cho cấp xã khi thực hiện phân cấp, phân quyền

10 Jul, 05:44 PM

Kinhtedothi – Ngày 10/7, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến giữa UBND tỉnh và UBND các xã, phường nhằm tiếp nhận các đề xuất, kiến nghị khi triển khai các nhiệm vụ tại cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô chủ trì hội nghị.

Phường Bắc Gia Nghĩa (tỉnh Lâm Đồng) hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Phường Bắc Gia Nghĩa (tỉnh Lâm Đồng) hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

10 Jul, 03:48 PM

Kinhtedothi – Sau 10 ngày thực hiện sáp nhập địa giới hành chính và chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, phường Bắc Gia Nghĩa, tỉnh Lâm Đồng đã đi vào hoạt động ổn định. Công tác giải quyết thủ tục hành chính diễn ra thông suốt, người dân bày tỏ sự hài lòng và tin tưởng vào mô hình chính quyền mới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ