Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 9, xem xét nhiều nội dung lớn

Kinhtedothi - Sáng nay, 10/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 9. Phiên họp diễn ra theo hai đợt, với nhiều nội dung lớn, trong đó có phiên chất vấn và trả lời chất vấn về hai nhóm vấn đề thời sự trong lĩnh vực vực công thương và tài nguyên - môi trường.

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, phiên họp tổ chức thành hai đợt. Đợt 1 diễn ra trong 3,5 ngày, từ 10-16/3/2022 và đợt 2 diễn ra trong 4 ngày, từ 22-25/3, cho ý kiến cũng như xem xét thông qua nhiều nội dung rất quan trọng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Theo chương trình, về công tác lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý 2 dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) và Luật Điện ảnh (sửa đổi). 3 dự án luật được cho ý kiến, gồm: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sởc cai nghiện bắt buộc cũng sẽ được thảo luận, thông qua tại phiên họp lần này.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động; đồng thời cho ý kiến vào dự thảo nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc trình xem xét các dự án luật này nhằm kịp thời thể chế hoá, cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng cũng như đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, khắc phục những bất cập hiện hành cũng như đáp ứng thực tiễn, nhất là yêu cầu về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Do đó cần thận trọng, kỹ lưỡng trên cơ sở đánh giá toàn diện tác động chính sách, đảm bảo chất lượng và giải trình thuyết phục.

Tại phiên họp, Chính phủ cũng sẽ có tờ trình đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Chủ tịch Quốc hội đề nghị phân tích kỹ hồ sơ tài liệu để xem xét có đủ điều kiện bổ sung vào chương trình hay không.

Theo Chủ tịch Quốc hội, thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chủ động, linh hoạt điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tuy nhiên, Chính phủ phải khẩn trương, quyết liệt để chủ động thực hiện nghiêm túc, thực chất, hiệu quả hơn công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế.

Quang cảnh phiên họp

Liên quan công tác giám sát, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết tại phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành toàn bộ thời gian ngày 16/3 để tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Trước đó, Quốc hội cũng đã tiến hành phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 2, các cơ quan của Quốc hội cũng đã và đang tổ chức nhiều phiên giải trình.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo thực hiện quy trình xin ý kiến, lọc ra 6 nhóm vấn đề và quyết định chọn 2 nhóm vấn đề "nóng", có tính thời sự hiện nay, cũng như ban hành kế hoạch tổ chức phiên chất vấn thông báo tới các cơ quan liên quan sớm triển khai thực hiện.

Hai nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực công thương và tài nguyên – môi trường. Hai Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà sẽ là người trả lời chính. Nhiều thành viên Chính phủ khác cũng sẽ tham gia giải trình các vấn đề liên quan được đại biểu Quốc hội quan tâm.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả bước đầu của 3 Đoàn giám sát chuyên đề và quyết định việc lựa chọn đơn vị, địa phương để tiến hành giám sát thực tế về: “Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021”; “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”; “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021”…

Cũng tại phiên họp thứ 9, nhiều báo cáo của Chính phủ sẽ được trình để cho ý kiến: Về tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 ngày 29/11/2013 về điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 38/2004/QH11 đến năm 2020-2021 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Xem xét việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên) năm 2020; bổ sung dự toán ngân sách nhà nước vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021./.

Sau phát biểu khai mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự án Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mặt trận Tổ quốc các cấp Thành phố Hà Nội: Củng cố sự gắn kết từ mỗi cộng đồng dân cư

Mặt trận Tổ quốc các cấp Thành phố Hà Nội: Củng cố sự gắn kết từ mỗi cộng đồng dân cư

05 Apr, 07:15 AM

Kinhtedothi - Trong những năm qua, MTTQ Việt Nam các cấp TP Hà Nội luôn phát huy hiệu quả vai trò tập hợp Nhân dân tích cực tham gia những cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước tại địa phương, tạo gắn kết cộng đồng, trong đó hiệu quả từ chương trình xây dựng nhà Đại đoàn kết là minh chứng cụ thể cho vấn đề này.

10 chương trình công tác toàn khóa của Thành ủy Hà Nội khóa XVII: Thể hiện tầm nhìn chiến lược, lâu dài đối với sự phát triển của Thủ đô

10 chương trình công tác toàn khóa của Thành ủy Hà Nội khóa XVII: Thể hiện tầm nhìn chiến lược, lâu dài đối với sự phát triển của Thủ đô

05 Apr, 05:35 AM

Kinhtedothi - Nhằm hoàn thành các nhiệm vụ và chỉ tiêu được đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Thành ủy Hà Nội đã sớm ban hành 10 chương trình công tác toàn khóa. Đến thời điểm này, theo đánh giá, hầu hết những nhiệm vụ và chỉ tiêu quan trọng được đề ra tại 10 chương trình công tác của Thành ủy đã gần về đích…

Hà Nội gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Hà Nội gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

04 Apr, 10:27 PM

Kinhtedothi - Ngày 4/4, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND về việc gặp mặt đại biểu cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong (TNXP), cựu công an nhân dân (CAND) tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên địa bàn TP Hà Nội, nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ