Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh tại phiên họp thứ 46

Kinhtedothi- Phiên họp thứ 46 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra trong 6 ngày (từ 3-6/6; từ 9-10/6/2025) và dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật. Theo dự kiến chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về hàng loạt nội dung quan trọng, trong đó có Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

Phiên họp diễn ra trong 6 ngày (từ 3 - 6/6; từ 9 -10/6/2025) và Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý các dự thảo luật sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại Đợt 2 của Kỳ họp thứ 9.

Cụ thể là các dự thảo: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi); Luật Hóa chất (sửa đổi); Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng tiếp tục cho ý kiến về các dự thảo: Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Việc làm (sửa đổi); Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân; Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Nhà giáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì một phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn

Đồng thời, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng khác. Đó là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025; xem xét, thông qua về nguyên tắc các nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn xem xét, thông qua 6 nội dung. Trong đó có Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số số 06/2003/PL-UBTVQH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12.

Nghị quyết quy định về Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội với Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban trong công tác quản lý công chức các vụ chuyên môn và bảo đảm điều kiện hoạt động cho Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc thực hiện công tác quản lý cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 44/2024/UBTVQH15 ngày 05/02/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quy định về thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 283/2021/NQ-UBTVQH15 ngày 27/8/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban hành Quy chế làm việc mẫu của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

Nghị quyết Hướng dẫn về tổ chức của Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: cách làm bài bản, chủ động

Hà Nội sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: cách làm bài bản, chủ động

24 Jun, 09:49 AM

Kinhtedothi - Sẵn sàng mô hình chính quyền địa phương (CQĐP) 2 cấp vận hành từ ngày 1/7/2025, Hà Nội đang triển khai những bước đi bài bản, chủ động, hướng tới bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất người dân, DN. Đó là nội dung chính trong cuộc trò chuyện của Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh dành cho Báo Kinh tế & Đô thị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu kiên quyết tuyên chiến với hàng giả, quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu kiên quyết tuyên chiến với hàng giả, quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả

24 Jun, 09:06 AM

Kinhtedothi - Chiều 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và tổng kết đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ