Kinhtedothi- Ngày 14/2, thông tin từ Văn phòng Quốc hội cho biết, ngày mai, 15/2, Phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc và diễn ra đến 17/2/2022.
Về công tác xây dựng pháp luật, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý 2 dự án: Luật Cảnh sát Cơ động, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; cho ý kiến về đề nghị bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; xem xét dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 575/NQ-UBTVQH12 ngày 31/1/-2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về chức năng, nhiệm vụ của Ban Công tác đại biểu và dự thảo Nghị quyết sửa đổi Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Quang cảnh phiên họp thứ 7 Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn
Đối với công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo công tác dân nguyện tháng 1/2022 của Quốc hội; báo cáo kết quả bước đầu của 4 đoàn giám sát chuyên đề và quyết định việc lựa chọn đơn vị, địa phương để tiến hành giám sát thực tế 4 chuyên đề: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”; “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021”; “Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021”; “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”.
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét, quyết định việc thành lập các phường thuộc thị xã Phổ Yên và thành lập TP Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Kinhtedothi - Chiều 8/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội khóa XVI tiến hành thảo luận tại tổ. Các đại biểu đã tập trung vào nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có công tác quy hoạch.
Kinhtedothi - Chiều 8/7, thảo luận tại tổ về các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa, khu thương mại và văn hóa, các đại biểu HĐND TP Hà Nội cho rằng, Hà Nội có nhiều nền tảng để xây dựng công nghiệp văn hóa, cần có những cơ chế quản lý, khai thác phù hợp để phát huy những lợi thế này.
Kinhtedothi - Chiều 8/7, thảo luận tại tổ tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội, các đại biểu đặc biệt quan tâm tới giải pháp quản lý an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái tại Hà Nội.
Kinhtedothi - Cho ý kiến về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2025 và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, tại kỳ họp lần thứ 25, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, ngày 8/7, các đại biểu bày tỏ sự thống nhất và đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Thành phố.