Theo ông Vương, Thủy điện Hòa Bình là bậc thang cuối sông Đà, 1.920MW. Có vai trò quan trọng năng lượng quốc gia, ngoài cung cấp điện thường xuyên, điều tần, điều áp hệ thống, giữ chất lượng hệ thống điện.
Năm 2023 là năm tình hình thủy văn tuyến sông Đà bất lợi cho phát điện. Đến nay, năm 2023 mới phát 3,5 tỷ kWh bằng 37% kế hoạch, vì vậy với tình hình hiện nay, đảm bảo kế hoạch sản lượng điện sẽ rất khó khăn...
Cuối tháng 5, đầu tháng 6, công ty luôn khai thác ở mức cao, gần như hết cỡ, do đó lượng nước hồ xuống rất nhanh, các hồ khu vực phía Bắc, và sông Đà đều đã sấp xỉ mực nước chết và khả năng khai thác hầu như không còn, bất đắc dĩ chạy duy trì.
Ông Phạm Văn Vương thông tin, lượng nước về gần 40m3/s gần như không đáng kể, chưa có gì cải thiện. Để vừa đảm bảo công suất, vừa đam bảo sản lượng nên không thể khai thác cấp tập sẽ ảnh hượng lượng nước. Nếu thủy điện chỉ khải thác tối đa 2 ngày thì lượng nước không còn đảm bảo, nếu phát tối đa liên tục thì chỉ được 12-13 ngày khi đó Thủy điện Hòa Bình sẽ về mực nước chết, không còn nước. Nên Thủy điện Hòa bình cũng rất khó khăn. Vì hệ thống điện hiện trông chờ nhiều vào Thủy điện Hòa Bình, do đó công suất trong ngày biến đổi liên tục, khi phát cao, thấp do biến đổi phụ tải theo giờ…
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên báo Kinh tế & Đô thị trong chuyến thực tế ghi lại tại Thủy điện Hòa Bình, ngày 13/6/2023:
Nhìn rõ nước xuống thấp chơ bờ. Ảnh: Khắc Kiên
Cửa xả ráo khô. Ảnh: Khắc Kiên