Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thụy Ứng trăn trở bài toán môi trường làng nghề

Kinhtedothi - Làng Thụy Ứng (xã Hòa Bình, huyện Thường Tín) nổi tiếng với nghề sản xuất lược sừng và các sản phẩm mỹ nghệ từ sừng trâu, sừng bò. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề nhức nhối của làng nghề nhiều năm nay.
Quá trình mài sừng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe người lao động.
Từ những chiếc sừng trâu, sừng bò qua bàn tay chế tác tài hoa của người thợ đã tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ như lược, thìa, đĩa, đồ trang sức, các loại tranh ảnh… Sản phẩm của làng nghề không chỉ có mặt trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Người dân có cuộc sống sung túc nhờ nghề truyền thống song cũng giống nhiều làng nghề khác, nghịch lý đang diễn ra ở làng nghề Thụy Ứng hiện nay đó là những hệ lụy về ô nhiễm môi trường. Hàng ngày người dân Thụy Ứng phải sống chung với mùi hôi tanh từ chất thải của các cơ sở kinh doanh chế biến da trâu, bò; hít bụi sừng hay tiếng ồn phát ra từ các máy cưa, máy mài, máy ép sừng… từ các cơ sở sản xuất.
Hiện nay làng nghề có trên 200 cơ sở sản xuất, tuy nhiên toàn bộ các cơ sở này đều nằm xen lẫn trong khu dân cư. Để bảo vệ môi trường, hạn chế bụi sừng, các cơ sở đã chủ động đầu tư hầm hút bụi ngay trong xưởng. Tuy nhiên do không có kinh phí đầu tư cơ sở hiện đại, cộng với diện tích sản xuất chật hẹp nên giải pháp này không mấy hiệu quả. Riêng những cơ sở sơ chế da và sừng trâu, bò, cũng chủ động xây dựng bể lọc nước thải tại gia đình, tuy nhiên vì lượng nước thải hàng ngày tương đối lớn, cộng với nằm xen kẹt trong khu dân cư, nên hệ thống cống rãnh thoát không kịp, gây tắc nghẽn và ô nhiễm. 
Chủ tịch Hiệp hội làng nghề lược sừng Thụy Ứng Nguyễn Xuân Huy

Ông Trần Văn Thùy, chủ một cơ sở sản xuất bộc bạch: Để hoàn thiện một sản phẩm, chúng tôi phải trải qua trên 30 công đoạn, từ pha chế sừng, hơ ép, réo thành khuôn rồi cắt răng, chà lát, đánh bóng… mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự khéo léo và kỳ công. “Để tránh mùn sừng bay vào mắt, mũi và miệng, gây đau mắt và các bệnh liên quan đến đường hô hấp, chúng tôi chỉ có cách đeo khẩu trang và kính mắt. Vẫn biết nguy cơ gây ô nhiễm từ nghề cao và ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vì miếng cơm, manh áo nên chúng tôi vẫn phải làm”.

Ngoài nghề chế tác sừng, vài năm gần đây, Thụy Ứng còn có thêm nghề sơ chế da trâu, da bò. Hình ảnh những đống da trâu, da bò hay những bao tải sừng trâu, sừng bò được tập kết dọc 2 bên đường, cùng với đó là ruồi nhặng và mùi hôi thối, tanh tưởi bốc lên nồng nặc đã là nỗi ám ảnh của người dân Thụy Ứng. Để giữ da trâu, bò được lâu, không bị thối, các cơ sở sản xuất phải ướp muối cho da, sau đó nước thải được xả trực tiếp ra môi trường.

Chủ tịch Hiệp hội làng nghề lược sừng Thụy Ứng Nguyễn Xuân Huy đề xuất: Từ thực trạng ở làng nghề Thụy Ứng, có thể nói, giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay chỉ có xây dựng điểm sản xuất tập trung, đưa các hộ sản xuất trong làng nghề ra khỏi khu dân cư thì mới giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường. Có như vậy, việc phát triển làng nghề và bảo đảm môi trường sống cho người dân ở Thụy Ứng mới thực sự có hiệu quả và bền vững.

Hiện, UBND huyện Thường Tín đã có dự án quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề tập trung với diện tích 6ha tại đây. Cùng với quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề, huyện sẽ xây dựng hệ thống dẫn nước thải chảy ra điểm tập trung để xử lý trước khi đổ ra môi trường. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành bởi vướng mắc giải phóng mặt bằng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ