Tỉ lệ trẻ sinh ra là con thứ 3 tại Hà Nội giảm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ông Nguyễn Đình Lân, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội...

Kinhtedothi - Ông Nguyễn Đình Lân, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội cho biết, 5 tháng đầu năm trên địa bàn TP Hà Nội, số trẻ là con thứ 3 trở lên đã giảm 181 trẻ so với cùng kỳ năm 2014 còn 3.153 trẻ. Tỉ số giới tính khi sinh là 115 trẻ trai/100 trẻ gái. Các huyện có tỉ số giới tính cao trên 120/100 là Sóc Sơn, Thạch Thất, Phú Xuyên, Ba Vì, Thường Tín.

Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng dân số cũng được quan tâm, trong 5 tháng đầu năm tỉ lệ sàng lọc trước sinh đạt 33,3%, dự kiến cuối năm 2015 đạt 70%. Tỉ lệ sàng lọc sơ sinh toàn thành phố đạt 30,9% năm 2013. Trong 5 tháng đầu năm đạt 66,4%. Tính đến hết tháng 5, tỉ lệ sàng lọc tan máu bẩm sinh (thalassemia) cho 2.456 ca; sàng lọc tim bẩm sinh cho 4.787 trẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội; thực hiện khám, sàng lọc và phát hiện sớm trẻ khiếm thính ch0 6/10 đơn vị.

 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Đồng thời, để giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, thành phố đã tổ chức các lớp tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới và mất cân bằng giới khi sinh. Trong thời gian tới, tiếp tục chú trọng tuyên truyền thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của các quận, huyện, thị xã hiện nay. Phân tích nguyên nhân, giải pháp kiểm soát và giảm thiếu tình trạng này-đặc biệt tại các quận huyện có tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao như Sóc Sơn, Thạch Thất, Phú Xuyên, Ba Vì, Thường Tín.

Theo chỉ tiêu của thành phố Hà Nội, đến năm 2020, quy mô dân số không quá 8,5 triệu người; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bằng hoặc dưới 12,5%; giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 10%; tỷ lệ thai phụ được sàng lọc trước sinh ít nhất 90%; tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc sơ sinh đạt 95%; tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 115 trẻ trai/100 trẻ gái; giảm tỷ lệ phá thai xuống 30/100 trẻ đẻ sống; giảm 35% số trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh sản; giảm 25% số trượng hợp nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục; tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi 34 - 54 tuổi được sàng lọc ung thư cổ tử cung đạt 50%; tăng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của các nhóm dân số đặc thù lên 70%; tăng tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng lên 70%.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần