Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tiền Giang: 3.263 tỷ đồng xây dựng đường dọc sông Tiền

Kinhtedothi - UBND tỉnh Tiền Giang vừa có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đường tỉnh 864 (đường dọc sông Tiền). Dự án dài hơn 111km, chạy dọc sông Tiền, đi qua 5 huyện/thành phố của tỉnh Tiền Giang.

Trước đó, dự án đã được HĐND tỉnh Tiền Giang thông qua nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt dự án. Chủ đầu tư và quản lý dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Tiền Giang.

Bản đồ tổng hướng tuyến của dự án.

Theo đó, dự án đi qua các huyện Cái Bè, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và TP Mỹ Tho.

Điểm đầu dự án kết nối vào Quốc lộ 30 tại đường vào bia chiến thắng Rạch Ruộng thuộc xã Tân Thanh, huyện Cái Bè. Điểm cuối tại ngã tư biển Tân Thành thuộc xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông.

Tổng chiều dài tuyến khoảng 111,2km. Trong đó, làm làm mới khoảng 36,4km thuộc TP Mỹ Tho và các huyện Cái Bè, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông; nâng cấp mở rộng khoảng 26,3km thuộc các huyện Cái Bè, Chợ Gạo, Gò Công Tây và Gò Công Đông; tận dụng hoàn toàn 48,5km Đường tỉnh 864 hiện hữu thuộc các huyện Cai Lậy và Châu Thành.

Về quy mô, xây dựng mới, nâng cấp mở rộng mặt đường đạt chiều rộng 7 - 11m, chiều rộng nền đường 9 - 12m. Xây dựng mới các cầu trên tuyến với khổ cầu 12m, tải trọng HL93. Xây dựng mới các cống trên tuyến với chiều dài phù hợp với quy mô nền đường, tải trọng HL93…

Tổng mức đầu tư dự án là 3.263 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.200 tỷ đồng và ngân sách tỉnh.

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 - 2027, chia thành giai đoạn 1 (2022 - 2025) và giai đoạn 2 (2026 - 2027).

Việc đầu tư để thông toàn tuyến Đường tỉnh 864 (Đường dọc sông Tiền) được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh quá trình liên kết vùng và phát triển kinh tế xã hội, qua đó đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách của tỉnh Tiền Giang thông qua việc thúc đẩy phát triển các lĩnh vực.

Cụ thể như, góp phần chỉnh trang đô thị TP Mỹ Tho về phía Đông, lan tỏa dần về phía huyện Chợ Gạo, thúc đẩy phát triển đô thị. Tạo điều kiện để hình thành các cụm công nghiệp ở huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây và khu du lịch biển Tân Thành (Gò Công Đông).

Tiếp tục thúc đẩy phát triển du lịch ở huyện Cái Bè, TP Mỹ Tho, huyện Gò Công Đông, đặc biệt là du lịch sinh thái sông nước với hệ thống cảng du thuyền, cảng Mỹ Tho, dịch vụ logistics... Góp phần phòng chống sạt lở và đê bao ngăn triều cường, chống xâm nhập mặn dọc sông Tiền.

Góp phần điều tiết giao thông trên Quốc lộ 1, Quốc  lộ 50, hình thành tuyến vận tải hành khách xuyên suốt của tỉnh. Phá thế độc đạo của Quốc lộ 50 nối từ vùng phía Đông đến vùng trung tâm tỉnh. Góp phần phát triển kinh tế biển, hình thành các khu đô thị, khu kinh tế dọc theo bờ biển, phát triển dịch vụ nghề cá...

Một doanh nghiệp đề xuất đầu tư cảng tổng hợp hơn 16.000 tỷ đồng ở Tiền Giang

Một doanh nghiệp đề xuất đầu tư cảng tổng hợp hơn 16.000 tỷ đồng ở Tiền Giang

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công cụ chuyển đổi số hữu hiệu trong vận tải hành khách công cộng

Công cụ chuyển đổi số hữu hiệu trong vận tải hành khách công cộng

26 May, 05:08 AM

Kinhtedothi - Thẻ vé điện tử liên thông là phương tiện kết nối quan trọng, tạo nên mô hình vận tải đa phương thức để người dân có thể sử dụng mọi loại hình vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) thuận tiện nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng VTHKCC vẫn có thể trở nên dễ dàng hơn nữa nếu dùng mã QR code hoặc ví điện tử để thanh toán trực tiếp thay cho thẻ vé liên thông.

CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

23 May, 09:53 AM

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương, trong hai ngày 21 và 22/5/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 15 trường hợp xe ba gác, xe tự chế vi phạm các lỗi như không có giấy phép lái xe, không có chứng nhận đăng ký xe, chở hàng cồng kềnh, quá khổ, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

23 May, 05:10 AM

Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Thạc sĩ Quản lý kinh tế Hoàng Thị Thu Phương cho rằng, sở dĩ nhiều ý kiến cho rằng mức phạt vi phạm giao thông quá cao không mang đến hiệu quả tích cực là do chưa hiểu rõ về các khoản chi từ nguồn thu này. Để người dân hiểu và ủng hộ, cần làm rõ việc chi từ nguồn thu nộp phạt giao thông là để tăng cường hiệu quả cho chính công tác bảo đảm trật tự, ATGT.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ