Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tiếp cận nguồn nguyên liệu để nghiên cứu sản xuất thuốc trị bệnh đậu mùa khỉ

Kinhtedothi - Trước diễn biến phức tạp của bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có văn bản gừi các cơ sở đơn vị sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tăng cường nhập khẩu thuốc, để chủ động nghiên cứu, sản xuất thuốc điều trị bệnh đậu mùa khỉ.

Trước tình hình bệnh đậu mùa khỉ diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu tăng cường nghiên cứu các thuốc mới để có giải pháp hiệu quả hơn trong điều trị người bệnh mắc đậu mùa khỉ.

Tại Việt Nam, Cục Quản lý Dược dẫn thông tin theo Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế, các thuốc chứa dược chất Tecovirimat, Brincidofvir, Cidofovir, Probenecid là các thuốc được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng. Hiện nay, vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cũng đã được cấp phép lưu hành ở một số nước.

Để đẩy nhanh việc tiếp cận thuốc mới cho điều trị bệnh đậu mùa khỉ, Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở, đơn vị sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tăng cường nghiên cứu, cập nhật xu thế nghiên cứu sản xuất thuốc điều trị và vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới, tiếp cận nguồn cung cấp nguyên liệu làm thuốc nêu trên, nhập khẩu về Việt Nam để chủ động nghiên cứu và sản xuất thuốc.

Cục Quản lý dược cũng đề nghị các đơn vị nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc chủ động liên hệ với các nhà sản xuất nước ngoài để có thể tiếp cận nguồn cung các thuốc trên và rà soát nhu cầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Cục Quản lý Dược sẽ ưu tiên tối đa để cấp giấy đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc này theo đúng quy định. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc hoặc cần thêm thông tin, Cục Quản lý dược đề nghị các cơ sở liên hệ phòng Quản lý kinh doanh Dược, Cục Quản lý Dược để được hướng dẫn.

Bộ Y tế cho biết, đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có nguồn gốc từ châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

Thời gian ủ bệnh thường từ 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày.

Biểu hiện triệu chứng của bệnh có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng bệnh đậu mùa khỉ có các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong.

Hà Nội hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ động tuyển dụng, đào tạo ngay bác sĩ, nhân viên y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Chủ động tuyển dụng, đào tạo ngay bác sĩ, nhân viên y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

03 Jun, 11:10 PM

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 277/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại chuyến công tác, kiểm tra, làm việc về Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai tại tỉnh Hà Nam.

Người dân được hưởng lợi trực tiếp

Người dân được hưởng lợi trực tiếp

28 May, 05:34 AM

Kinhtedothi - Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế (TYT) xã, phường, có đề xuất nhiều quy định mới về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức. Đặc biệt, Bộ Y tế đề xuất TYT xã theo mô hình khoa, phòng tương tự một bệnh viện (BV) thu nhỏ nhằm bảo đảm TYT xã thực hiện tốt vai trò "gác cửa" chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Đây là tâm tư, nguyện vọng, vấn đề được nhiều người dân quan tâm và mong muốn từ lâu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ