Trong hai ngày 18 và 19/9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị để cho ý kiến về các đề án chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương 8 khóa XII.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (giữa) chủ trì cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN |
Các đề án gồm: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và một số vấn đề quan trọng khác.
Tham dự Hội nghị còn có các Bí thư Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo các ban đảng, các bộ, ngành có liên quan.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thay mặt Bộ Chính trị hoan nghênh, đánh giá cao việc chuẩn bị của Ban cán sự đảng Chính phủ, các ban đảng; các đề án được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, cơ bản đủ điều kiện để trình Hội nghị Trung ương.
Tổng Bí thư yêu cầu các cơ quan chuẩn bị đề án tiếp thu ý kiến của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, ý kiến của các ban, bộ, ngành có liên quan, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các đề án, bảo đảm chất lượng để chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương 8 khóa XII sắp tới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần. Ảnh TTXVN. |
Chủ tịch nước phát hiện bệnh vào năm 2017 và đã điều trị nhiều lần ở Nhật Bản. Ngày 20/9, bệnh tiến triển nặng bất ngờ khiến ông phải nhập viện. Ông trút hơi thở cuối cùng lúc 10h05 ngày 21/9 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Ít ngày trước khi qua đời, Chủ tịch nước vẫn có nhiều hoạt động như gửi thư chúc Tết Trung thu đến thiếu nhi cả nước, tham gia một cuộc họp của Bộ Chính trị hôm 19/9, tiếp Tổng thống Indonesia thăm Việt Nam ngày 11/9, đánh trống khai giảng năm học mới 2018 - 2019...Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956, quê ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.Ông là Giáo sư, Tiến sĩ Luật học, từng học Trường Cảnh sát nhân dân Trung ương, Cao đẳng Ngoại ngữ (Bộ Công an) và Đại học An ninh nhân dân. Ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII.Trước khi làm Thứ trưởng Công an từ năm 2006 đến tháng 8/2011, ông có nhiều năm làm cán bộ Cục Bảo vệ chính trị, rồi Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh.Tháng 8/2011 đến tháng 3/2016, ông giữ chức Bộ trưởng Công an; Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên; đại biểu Quốc hội khóa XIII; Phó trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó trưởng tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.Tháng 4/2016, ông được bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; đại biểu Quốc hội khóa XIV.Các hãng thông tấn lớn trên thế giới của Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Nhật Bản đều đưa tin Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang từ trần ngày 21/9.Hãng tin Reuters của Anh đưa tin “Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang từ trần sau khi lâm bệnh nặng”. Hãng Reuters còn điểm lại những cột mốc trong cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.Trong khi đó, hãng tin BBC của Anh cũng đưa tin, Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần tại bệnh viện quân đội sau “nhiều tháng ốm nặng” và “đã được chữa trị ở trong và ngoài nước”.Trong bài viết đưa tin về sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, trang France24 của Pháp khẳng định, ông là gương mặt của chính phủ Việt Nam trong những sự kiện lớn, quan trọng, đặc biệt là sự kiện APEC tháng 11/2017 tại Đà Nẵng, khi Việt Nam tiếp đón Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.Hãng tin Sputnik của Nga cũng đưa tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời và cho biết, Đại sứ quán Nga tại Hà Nội ngày 21/9 đã gửi lời chia buồn đến Việt Nam về sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.Tờ The Australian của Australia cho biết, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã từ trần tại Bệnh viện Quân đội 108 vào sáng 21/9. Tờ báo này nhận xét, Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một trong bốn nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam.Trong khi đó, hãng tin Bloomberg đăng tin buồn với dòng tít nhấn mạnh: “Chủ tịch nước Việt Nam, người ủng hộ thắt chặt quan hệ (của Việt Nam) với Mỹ, đã qua đời”.Các trang South China Morning Post (Trung Quốc), NHK và Kyodo (Nhật Bản), The Sun (Anh), Daily News Egypt (Ai Cập), The Straits Times (Singapore), Huffington Post và Fox News (Mỹ) cũng đồng loạt đưa tin về sự kiện này.Tại Liên hợp quốc, chiều 21/9 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã dành một phút mặc niệm Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang.Phát biểu trước khi khai mạc phiên họp toàn thể thứ ba của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 trước sự có mặt của đại diện 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, Chủ tịch Đại hội đồng - bà Maria Fernanda Espinosa Garces đã thông báo về sự ra đi của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, đồng thời gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình của Chủ tịch, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đề nghị đại diện các nước tham dự phiên họp dành một phút mặc niệm cho Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang.Sau phút mặc niệm, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Đại sứ Đặng Đình Quý đã phát biểu cảm ơn sự chia sẻ và cảm thông của bạn bè quốc tế đối với những đau thương và mất mát to lớn của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi đột ngột của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, tối 21/9 giờ địa phương (sáng 22/9 giờ Hà Nội), Hội đồng Nhà nước Cuba thông báo quyết định để quốc tang tưởng niệm Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, người đã từ trần sáng 21/9 giờ Hà Nội ở tuổi 62.Trong thông cáo đưa ra trên truyền hình nhà nước, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ 6 giờ ngày 22/9 giờ địa phương (tức 17 giờ ngày 22/9 giờ Hà Nội) tới 24 giờ ngày 23/9 (tức 11 giờ ngày 23/9 giờ Hà Nội), và nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 24/9.TP Hồ Chí Minh xin lỗi nhân dân vì những sai phạm ở Thủ ThiêmQuang cảnh buổi họp báo. |
UBND TP thông tin những vi phạm trong quá trình thực hiện khu đô thị mới Thủ Thiêm theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, nhất là liên quan đến ranh quy hoạch 4,3ha tại khu phố 1, phường Bình An, quận 2 làm phát sinh khiếu nại gay gắt, kéo dài.
Cụ thể, về ranh quy hoạch, các văn bản thẩm định của UBND TP, Bộ Xây dựng và Quyết định phê duyệt quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thủ tướng Chính phủ nêu không đầy đủ, cụ thể về ranh giới, vị trí quy hoạch. Đồng thời, tại thời điểm lập quy hoạch có nhiều bản đồ khác nhau.Theo đó, bản đồ quy hoạch tổng thể mặt bằng 1/5.000 khu đô thị mới Thủ Thiêm ghi ngày 12/6/1995 có đóng dấu của các liên quan cho thấy một số lô đất, trong đó có phần diện tích 4,3ha thuộc khu phố 1, phường Bình An chỉ thể hiện ở bước nghiên cứu, đề xuất quy hoạch, trên bản đồ quy hoạch thể hiện các chỉ tiêu kiến trúc, quy hoạch là không đúng với quy định.Bản đồ quy hoạch sử dụng đất (từ 5-10 năm) với tỷ lệ 1/5.000 lập ngày 20/11/1995 có đóng dấu của các đơn vị liên quan không xác định một phần khu phố 1, phường Bình An thuộc phạm vi lập quy hoạch.Thành phố thống nhất nhận định của Thanh tra Chính phủ về việc UBND TP phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000 tại quyết định 13585/KTST-QH ngày 16/9/1998, trong đó điều chỉnh diện tích và ranh giới không đúng thẩm quyền, tăng 4,3ha thuộc khu phố 1, phường Bình An, quận 2 không đúng quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt.Về thu hồi đất, theo UBND TP, từ việc xác định ranh không đúng, UBND TP đã ban hành quyết định thu hồi đất với phần diện tích 4,3ha để thực hiện một số dự án trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (phần lõi với diện tích 770ha) chưa đủ cơ sở pháp lý, không đúng với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Về khu tái định cư 160ha, sau khi có quyết định số 367/TTg ngày 4/6/1996 và văn bản 190/CP-NN ngày 22/2/2002 của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP chưa chỉ đạo các cơ quan liên quan của thành phố lập, thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung 1/5.000 đối với khu tái định cư.Bên cạnh đó, trong một số dự án thành phố giao đất cho doanh nghiệp không đúng giấy phép kinh doanh, không đúng thẩm quyền, không có quy hoạch chi tiết 1/2.000 được duyệt, giao đất công không qua bán đấu giá…Tổng diện tích đất đã được UBND quy hoạch, bố trí tái định cư phục vụ cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đúng theo quy hoạch phê duyệt là 46,1ha, còn thiếu 113,9ha chưa được quy hoạch, bố trí tái định cư nhưng không báo cáo Thủ tướng Chính phủ.Trong phạm vi 5 phường ngoài ranh quy khu đô thị mới Thủ Thiêm (Bình An, Bình Khánh, An Khánh, An Lợi Đông, Thủ Thiêm) để xây dựng khu tái định cư theo chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản số 190/CP-NN, UBND TP đã giao đất cho 51 dự án để đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng, khu vui chơi giải trí, công trình công cộng… với tổng diện tích 144,6ha.UBND TP đã không thực hiện lập, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2.000 trước khi giao đất cho dự án nhưng phê duyệt chi tiết 1/500 để các dự án đầu tư xây dựng. Thay vì tạm dừng giao đất cho các dự án không cấp thiết, quản lý chặt chẽ sự biến động quỹ đất trong khu vực đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch, UBND TP chấp thuận chủ trương, tạm giao cho 6 dự án với diện tích 27,7ha và quyết định giao đất chính thức cho 45 dự án với tổng diện tích khoảng 116,9ha.Phát hiện nhiều sai phạm trong việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt NamPhát hiện nhiều sai phạm trong việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam |
Theo kết luận này, việc Hãng phim truyện Việt Nam ký các hợp đồng cho thuê nhà, đất tại số 4 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội; góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất và đồng ý cho đối tác (Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Du lịch Sài Gòn) quản lý điều hành hoạt động cho thuê văn phòng hoặc thuê các công ty, tổ chức chuyên nghiệp quản lý điều hành tại số 6 Thái Văn Lung (phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh) là sai mục đích sử dụng, trái thẩm quyền.
Trong quá trình quản lý sử dụng 4 cơ sở nhà, đất, Hãng phim truyện Việt Nam chưa thực hiện các thủ tục pháp lý về đất đai. Đến thời điểm kiểm tra (30/10/2017), Hãng phim truyện Việt Nam chưa thực hiện các thủ tục để ký tiếp hợp đồng thuê đất đối với cơ sở nhà, đất tại số 4 Thụy Khuê (Hà Nội) và số 6 Thái Văn Lung (TP Hồ Chí Minh).Đến thời điểm kiểm tra (10/2017), Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam được Bộ Tài chính và UBND TP Hà Nội thống nhất để tiếp tục sử dụng đối với nhà, đất mà công ty đang sử dụng gồm số 46 ngõ 151 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội) và tại xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh, Hà Nội). Đối với nhà đất tại số 4 Thụy Khuê và số 6 Thái Văn Lung chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.Như vậy, Công ty chưa có phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và chưa xử lý dứt điểm quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất của doanh nghiệp trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.“Tại phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam thành Công ty cổ phần, Hãng phim truyện Việt Nam xây dựng phương án sử dụng đất trong đó bao gồm cả toàn bộ diện tích 1.208m2 tại khu đất số 6 Thái Văn Lung và toàn bộ khu đất tại số 4 Thụy Khuê khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt”- Thanh tra Chính phủ khẳng định.Kết luận chỉ rõ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam thành Công ty cổ phần khi chưa có Quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất. Đến thời điểm kiểm tra (30/10/2017), Hãng phim truyện Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý về sở hữu các cơ sở nhà, đất để làm căn cứ xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.Cơ quan thanh tra phát hiện việc quản lý, theo dõi, hạch toán công nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam còn chưa đúng quy định dẫn đến xảy ra một số vi phạm như: Quản lý và theo dõi khoản phải thu khác, đối tượng là Cục Điện Ảnh chưa đúng; theo dõi khoản trả trước cho Chi nhánh Công ty Cổ phần Điện ảnh truyền hình (Hà Nội) chưa chính xác; việc hạch toán khoản vay nợ dài dạn của Công ty Cổ phần Quảng cáo Sao thế giới là không đúng; số tiền lương trả thiếu cho người lao động và số tiền lương đã chi thanh toán cho người lao động không đi làm chưa được hạch toán; đơn vị không thực hiện việc thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý về phương pháp và thời gian trích khấu hao; tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, kết quả kinh doanh các năm đều lỗ liên tiếp.Một số chi phí vượt so với chi phí được phê duyệt. Hàng năm công ty chưa thường xuyên đối chiếu công nợ với khách hàng...Thanh tra Chính phủ khẳng định, việc xác định lại giá trị thương hiệu căn cứ vào giá trị lịch sử và bề dày truyền thống theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện, tuy nhiên chưa xác định được giá trị thương hiệu cụ thể của Hãng phim.Việc thực hiện thủ tục bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược của Ban chỉ đạo cổ phần hóa và Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam cơ bản đã thực hiện theo quy định của Thông tư số196/2011/TT-BTC, tuy nhiên còn có hạn chế, sai sót.Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển phim truyện Việt Nam hoàn thiện các thủ tục pháp lý, nghĩa vụ tài chính để ký hợp đồng thuê đất, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai theo quy định của pháp luật đối với cơ sở nhà đất tại số 46 ngõ 151 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình) và tại xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh, Hà Nội).Đối với cơ sở nhà, đất tại số 6 Thái Văn Lung (TP Hồ Chí Minh) liên hệ với Công ty Quản lý Kinh doanh nhà TP Hồ Chí Minh để thực hiện các thủ tục hành chính và nghĩa vụ về đất đai theo quy định của pháp luật.Còn cơ sở nhà, đất tại số 4 Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) thì thực hiện xử lý dứt điểm các yêu cầu của Bộ Tài chính và các yêu cầu của UBND TP Hà Nội, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Yêu cầu Ban chỉ đạo cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam khắc phục, xử lý ngay những tồn tại, hạn chế nêu trên.Về xử lý kinh tế, Thanh tra Chính phủ đề nghị Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam điều chỉnh lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chính thức chuyển sang Công ty cổ phần. Công ty Cổ phần chuyển giao những tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng và tài sản chờ thanh lý cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.Khởi tố Cựu Phó Chủ tịch TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín |
Theo đó, cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự để điều tra Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí tại (điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015) xảy ra tại TP Hồ Chí Minh.
Những người bị khởi tố gồm: Ông Nguyễn Hữu Tín (61 tuổi, nguyên phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh); ông Đào Anh Kiệt (61 tuổi, nguyên giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP Hồ Chí Minh); ông Lê Văn Thanh (56 tuổi, Phó chánh Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh); ông Nguyễn Thanh Chương (44 tuổi, Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh).
Bốn ông bị khám xét nơi ở và làm việc; bị cấm đi khỏi nơi cư trú; cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.Tiếp tục điều tra sai phạm tại các dự án liên quan Phan Văn Anh Vũ tại Đà Nẵng, cơ quan điều tra khởi tố bị can, bắt, khám xét chỗ ở, nơi làm việc của ông Đào Tấn Bằng (43 tuổi, nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND Đà Nẵng, nay là Bí thư Đảng ủy khối các Khu công nghiệp Đà Nẵng); ông Nguyễn Viết Vĩnh (40 tuổi, nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị, UBND Đà Nẵng, nay là Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa).2 ông bị khởi tố về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cũng trong ngày 18/9, cùng tội danh này, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét chỗ với ông Nguyễn Văn Cán (64 tuổi, nguyên chánh văn phòng UBND Đà Nẵng); ông Phan Xuân Ít (64 tuổi, nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND Đà Nẵng).Khởi tố vụ 7 người chết tại lễ hội âm nhạc ở Tây HồNgày 18/9, Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự với các tội danh “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” và “Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy”, quy định tại các Điều 256 và 258 Bộ Luật hình sự, để điều tra vụ án 7 người tử vong sau khi dự đêm nhạc tại Công viên nước Hồ Tây đêm 16/9.Trước đó, vào tối 16/9, Lễ hội âm nhạc mang tên Du hành tới mặt trăng (Trip to the moon) được tổ chức tại Công viên nước Hồ Tây, ước tính gần 5.000 người tham gia. Ban tổ chức quảng bá đây là đại tiệc âm nhạc quy mô hoành tráng với mô hình đa sân khấu, có sự góp mặt của các tên tuổi DJ/Producer hàng đầu thế giới, là lễ hội âm nhạc điện tử đình đám trong khu vực.
Cho tới khi kết thúc chương trình, liên tục xe cứu thương được điều đến để đưa người bị ngất đi cấp cứu. Nhà chức trách xác nhận 7 người chết và 5 người khác đang hôn mê, trong số này có 3 cô gái. Những trường hợp tử vong đều có phản ứng dương tính với ma túy, độ tuổi 22 - 29.Liên quan vụ việc trên, chiều 17/9, Công an TP Hà Nội đã họp báo thông tin chính thức vụ 7 người chết liên quan đến lễ hội âm nhạc tổ chức tại Công viên nước Hồ Tây. Đại tá Nguyễn Văn Viện - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội thông tin vụ việc.Khoảng 23 giờ 10 phút, Công an quận Tây Hồ nhận được tin báo từ bệnh viện về 2 nạn nhân nam đang cấp cứu trong tình trạng tim ngừng đập. Đến 23 giờ 45 phút, 2 nạn nhân được xác định tử vong.Công an TP đã tổ chức rà soát, cùng thời điểm trên, tại viện E và viện Bạch Mai cũng có nhiều nạn nhân khác cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu… Đã có 7 nạn nhân tử vong, 5 trường hợp khác đang được các bệnh viện điều trị tích cực.Nhanh chóng vào cuộc, Công an TP xác định, khoảng 19 giờ ngày 16/9, đêm nhạc hội mùa thu 2018 đã diễn ra thu hút nhiều người tham gia tại địa điểm Công viên nước Hồ Tây. Đến 22 giờ 30 phút, tại đêm nhạc hội, phát hiện một số người không bình thường về sức khỏe nên đã đưa đi bệnh viện cấp cứu, là các nạn nhân đã nêu trên.Sau đó, công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi của cơ chức năng đã hoàn tất. Thông tin ban đầu, 7 trường hợp tử vong đều dương tính với chất ma túy. Riêng 5 trường hợp đang hôn mê sâu, hiện vẫn đang tích cực điều trị…