Tìm giải pháp mạnh để tháo gỡ khó khăn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Qua thảo luận, phần lớn ý kiến đều cho rằng, mặc dù thời gian qua Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp để vực dậy nền kinh tế, nhưng kết quả mới chỉ là bước đầu.

Sáng 23/5, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2013, những tháng đầu năm 2014.

Trong đó, nhiều "điểm nghẽn" trong nền kinh tế đã được chỉ ra, nhưng các ý kiến cho rằng, giải pháp Chính phủ thực hiện vẫn chưa đủ mạnh để khơi thông.

Đánh giá còn lạc quan

Qua thảo luận, phần lớn ý kiến đều cho rằng, mặc dù thời gian qua Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp để vực dậy nền kinh tế, nhưng kết quả mới chỉ là bước đầu. Những khó khăn vẫn đang thâm nhập sâu vào nền kinh tế, thể hiện ở việc nợ xấu cao, số doanh nghiệp (DN) giải thể lớn, giải pháp tháo gỡ thị trường bất động sản chưa hiệu quả, bất cập phát sinh trong nhiều lĩnh vực…
ĐB Nguyễn Thái Học (đoàn Phú Yên) phát biểu ý kiến thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch                phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2013.        Ảnh: TTXVN
ĐB Nguyễn Thái Học (đoàn Phú Yên) phát biểu ý kiến thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2013. Ảnh: TTXVN
 Cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ đánh giá nền kinh tế đã phục hồi rõ nét là còn lạc quan, ĐB Võ Thị
Phó trưởng đoàn ĐB Quốc hội TP Hồ Chí Minh Trần Du Lịch:Phải khai thông được tổng cầu
Vấn đề lớn nhất của nền kinh tế hiện nay là làm sao khai thông được tổng cầu. Muốn vậy phải phân loại các DN, tạo điều kiện để DN được tiếp cận vốn, không để họ "chết". Về trung hạn, dài hạn không nên phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. Nếu để vậy thì khó hướng tới Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và không thể chuyển hướng nền kinh tế nếu không phát triển công nghiệp hỗ trợ.

ĐB Đinh Xuân Thảo (đoàn Hà Nội):Chính sách hỗ trợ chậm đi vào cuộc sống

Những năm trước, thế giới đánh giá nước ta có 3 điểm nghẽn là nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và cải cách thủ tục hành chính. Chính phủ quyết tâm tháo gỡ, nhưng chuyển biến không rõ ràng. Điển hình như nguồn nhân lực, chiến lược đào tạo không rõ ràng, không có quy hoạch khiến hàng chục người người đào tạo ra không có việc làm. Chính sách hỗ trợ đầu tư nhiều, nhưng chậm đi vào cuộc sống.
Dung (đoàn TP Hồ Chí Minh) đề nghị cần đánh giá khách quan, toàn diện hơn, bởi tình hình kinh tế hiện nay, cộng với việc làm, sản xuất của DN rất khó khăn cho thấy, xu thế phục hồi chưa hề rõ nét, chất lượng cuộc sống của người dân còn nhiều thách thức. Theo ĐB Nguyễn Ngọc Bảo (đoàn Vĩnh Phúc): Thông qua thị trường chứng khoán trong nước có thể thấy phần nào "sức khỏe" của nền kinh tế. Thị trường lên, xuống thất thường là nền kinh tế phát triển vẫn chưa thật bền vững, thiếu tính ổn định. Đặc biệt, số DN giải thể trong đầu năm 2014 còn cao hơn năm 2013 và 2012.

Cho rằng Chính phủ cần cụ thể hóa các số liệu trong báo cáo, làm rõ nợ xấu là bao nhiêu, nợ công như thế nào…, ĐB Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) đề nghị: Phải phân tích rõ hơn nguyên nhân, rà soát lại toàn bộ chủ trương đầu tư, nâng nội lực của nền kinh tế trong nước ở tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, trong đánh giá năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước, không nên chồng chéo nhau, dẫn đến việc không ai chịu trách nhiệm.

Đặt vấn đề phải có giải pháp căn cơ đối với nợ công, vì đó là nguy cơ đối với nền kinh tế, nhiều ĐB đặt câu hỏi: Báo cáo cho rằng nợ công vẫn trong ngưỡng an toàn, nhưng thực sự có an toàn không, nhất là trong bối cảnh còn nhiều thách thức hiện nay. Chính phủ cần có báo cáo rõ và Quốc hội cũng cần dành thời gian đúng mức để thảo luận thấu đáo về vấn đề này.

Gỡ cho doanh nghiệp và nông nghiệp

Để thúc đẩy nền kinh tế, các ĐB cho rằng, Chính phủ cần tính toán để tháo gỡ khó khăn cho DN, trước hết là để DN tiếp cận được vốn, nếu không, dứt khoát nền kinh tế không thể phát triển được. Mục tiêu năm nay phải tăng tín dụng 12 - 14%, nhưng từ đầu năm đến nay chỉ tăng 0,6%, cho thấy thị trường không hấp thụ được vốn. ĐB Nguyễn Hồng Sơn (đoàn Hà Nội) đề nghị đẩy mạnh hỗ trợ thị trường để kích cầu sản xuất, duy trì ổn định lãi suất, tiền tệ, xử lý nợ xấu. Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, đất đai, xây dựng, đầu tư để DN dễ tiếp cận các dự án.

Nhiều ĐB đề nghị cần đầu tư tốt cho nền nông nghiệp, tránh tình trạng "được mùa mất giá", chuyển từ sản xuất nhỏ sang lớn. Nhận xét Chính phủ đặt mục tiêu đảm bảo người nông dân lãi 30% nhưng chưa làm
Thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, đa số các ĐB Quốc hội đều tán thành việc ban hành Luật là cần thiết nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, tăng cường công tác quản lý Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, cần phải có những quy định rõ hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong quản lý, thực hiện hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài, ngoài ra, dự thảo cần quy định rõ ràng về các trường hợp bị buộc xuất cảnh. (Trâm Anh)
được, ĐB Trịnh Thế Khiết (đoàn Hà Nội) cho rằng: Cần quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nhiều DN muốn đầu tư vào chế biến sau thu hoạch, nhưng cơ chế chính sách vẫn hạn chế. Chính phủ nên tạo cơ chế mở cho khu vực chế biến nông sản, đáp ứng yêu cầu, sản phẩm đưa ra thị trường đảm bảo chất lượng. ĐB Nguyễn Thị Thanh Hòa (đoàn Bắc Ninh) đề nghị Chính phủ có cơ chế để đầu vào và đầu ra trong lĩnh vực nông nghiệp được đảm bảo, giúp người dân yên tâm sản xuất.

Sớm đưa ra kịch bản dự liệu tình hình

Một số ý kiến khác khi thảo luận tổ cũng cho rằng, liên quan đến tình hình hiện nay ở Biển Đông, cần phân tích kỹ hơn, sâu sát hơn các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế, ví dụ như kim ngạch thương mại, xuất khẩu nông sản, nguyên vật liệu đầu vào cho nền kinh tế… để từ đó có các giải pháp phù hợp, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như hiện nay. ĐB Đỗ Văn Đương (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng: Phải dự báo cho được sự ảnh hưởng rất nghiêm trọng của vấn đề Biển Đông lên kinh tế, nhất là xuất nhập khẩu, nợ công, công ăn việc làm trong năm 2014 và những năm tiếp theo. Cần xem lại phân bổ ngân sách từ năm 2013 đến những năm tiếp theo, rà soát lại các dự án, dự án nào không cần, không cấp bách chưa làm thì dừng ngay, để đầu tư cho quốc phòng cả trên bộ lẫn trên biển. Cùng với đó đầu tư các đội tàu cho ngư dân bám biển. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: Vấn đề đặt ra hiện nay là tập trung giải quyết các khó khăn của nền kinh tế, dự báo tình hình khó khăn đến đâu. Bởi khó khăn trong sản xuất - kinh doanh vẫn còn lớn và đang xuất hiện những khó khăn mới.

Các ĐB cũng đề xuất, về lâu dài, Chính phủ nên nghiên cứu để tìm ra quy luật phát triển thực tiễn của Việt Nam cho phù hợp. Nếu mô hình tăng trưởng dựa chủ yếu vào vốn, xem nhẹ năng suất, công nghệ là không ổn. Trong khi đó, nhiều lúc lại cứ xem GDP, lạm phát như một thành tích khen thưởng lẫn nhau tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả xấu.