Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tìm giải pháp phát triển bền vững trong môi trường và nông nghiệp

Kinhtedothi – Trường ĐH Việt Nhật (ĐHQGHN) vừa tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về Bền vững trong môi trường và nông nghiệp (ICSEA2022) với sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên đến từ các trường ĐH nổi tiếng của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan và Việt Nam.

Với sự hỗ trợ từ Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup – VinIF và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản – JICA, Hội thảo ICSEA2022 hướng tới mục tiêu chia sẻ những kết quả nghiên cứu về phát triển bền vững trong môi trường và nông nghiệp ở Việt Nam cũng như trên thế giới; nâng cao uy tín của ĐHQGHN trong lĩnh vực học thuật, đóng góp cho nghiên cứu khoa học bền vững.

Các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự hội thảo
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên trong và ngoài nước tham dự hội thảo

Ngoài ra, hội thảo cũng mong muốn nâng cao nhận thức của con người về bản chất của sự phát triển bền vững; nhận diện rủi ro và tìm ra các giải pháp khả thi nhằm giải quyết những vấn đề đe dọa sự phát triển bền vững của thế giới, đặc biệt là từ tác động của tự nhiên và các hoạt động của con người nhằm đem lại hiểu biết về nhiều khía cạnh, giải quyết được các vấn đề đặt ra trong thực tiễn.

Trong 2 ngày diễn ra hội thảo (phiên toàn thể và phiên báo cáo song song),  các đại biểu tập trung vào những vấn đề về biến đổi khí hậu, bền vững năng lượng, bền vững môi trường và phát triển bền vững mà con người ngày nay đang phải đối mặt. Các diễn giả cũng đưa ra bàn thảo những ý tưởng, giải pháp về phát triển bền vững trong môi trường, nông nghiệp và chăn nuôi.

Phiên báo cáo song song sôi nổi, hào hứng
Phiên báo cáo song song mang đến cho hội thảo không khí sôi nổi, hào hứng, thú vị mà vẫn đảm bảo tính học thuật cao

Cùng với đó, các chủ đề liên quan đến nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch nông sản, việc tích hợp với phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi sang kinh tế xanh và vai trò của Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp trong thúc đẩy nông nghiệp, công nghệ sinh học ở Việt Nam... cũng được các diễn giả đề cập đến nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.

Tại phiên báo cáo song song, chuỗi 5 bài giảng Keynotes được thực hiện trực tiếp và trực tuyến thông qua các bài thuyết trình của các diễn giả từ Việt Nam, Nhật Bản, Hoa Kỳ và sự dẫn dắt, điều phối bởi các chủ tịch học thuật là các nhà khoa học kinh nghiệm đã mang đến hội thảo không khí sôi nổi, hào hứng và thú vị mà vẫn đảm bảo tính học thuật cao.

Các tham luận trình bày quan điểm, ý kiến cụ thể, súc tích, có cơ sở khoa học về các vấn đề phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường và nông nghiệp của các quốc gia trong giai đoạn hiện nay đã cung cấp những kết quả nghiên cứu mới nhất và thông tin quan trọng về quá trình sản xuất nguồn cung cấp thực phẩm lâu dài, lành mạnh cho người tiêu dùng mà không gây hại cho môi trường.

Nhiều câu hỏi được đặt ra tại hội thảo
Các diễn giả đưa ra bàn thảo những ý tưởng, giải pháp về phát triển bền vững trong môi trường, nông nghiệp và chăn nuôi

Các chuyên gia quốc tế uy tín cung cấp quan điểm đa dạng về các vấn đề trong việc phấn đấu vì thực phẩm an toàn, liên tục và ổn định cho các thế hệ tương lai; chia sẻ kết quả nghiên cứu về phát triển bền vững trong nông nghiệp và môi trường ở Việt Nam, Nhật Bản, Hoa Kỳ; tăng cường hợp tác học thuật giữa trường ĐH Việt Nhật (ĐHQGHN) với các cơ quan ở Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Phát biểu kết thúc Hội thảo ICSEA 2022, TS Nguyễn Hoàng Oanh, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Việt Nhật (ĐHQGHN)- Trưởng Ban tổ chức đánh giá cao chất lượng của các bài giảng/bài thuyết trình được trình bày tại hội thảo bởi đã gắn với nhiều vấn đề trong phát triển bền vững của các lĩnh vực trọng tâm, đặc biệt tập trung vào môi trường và nông nghiệp; từ đó mở ra các cơ hội hợp tác, phát triển, là tiền đề hướng tới Hội thảo Phát triển bền vững 2023 do trường ĐH Việt Nhật (ĐHQGHN)  tổ chức.

Định hướng công tác tuyển sinh cho năm 2025 trở đi

Định hướng công tác tuyển sinh cho năm 2025 trở đi

Bộ GD&ĐT lí giải nguyên nhân một số ngành khó tuyển sinh

Bộ GD&ĐT lí giải nguyên nhân một số ngành khó tuyển sinh

Thi chứng chỉ ngoại ngữ: Cơ hội rộng hơn cho chứng chỉ nội

Thi chứng chỉ ngoại ngữ: Cơ hội rộng hơn cho chứng chỉ nội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ