Tìm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Năm 2015, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam bước sang tuổi 15 với hành trang là...

Kinhtedothi - Năm 2015, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam bước sang tuổi 15 với hành trang là hơn 1,2 triệu tỷ đồng giá trị vốn hóa (bằng 31% GDP), đứng trong danh sách những thị trường mới nổi thu hút trên thế giới. Chính yếu tố này cũng kéo theo những tồn tại, hạn chế như thị trường dễ bị tổn thương, nhà đầu tư (NĐT) cá nhân dễ nhạy cảm với thông tin nhất thời, tính chuyên nghiệp của các tổ chức trung gian…, đòi hỏi phải hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý cho TTCK.

Hạn chế sự méo mó của VN-Index

Theo ông Vũ Bằng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), năm 2015 cũng là năm bản lề của tái cấu trúc TTCK, chuẩn bị triển khai thị trường phái sinh, ra đời các sản phẩm mang tính đòn bẩy cao, cổ phần hóa (CPH) các DN Nhà nước giai đoạn cuối, chuẩn bị tiếp nhận hệ thống công nghệ thông tin mới… Các chuyển biến quan trọng này sẽ mở ra giai đoạn phát triển mới cho TTCK, hứa hẹn nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức cho các DN tham gia thị trường. Đáng chú ý, một vấn đề được lãnh đạo UBCK nhắc tới là sẽ có chỉ số thay thế cho VN-Index, vốn từ lâu đã được các thành viên tham gia thị trường kiến nghị.
Nhập lệnh vào mã tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.                                                 Ảnh:  Phạm Hậu
Nhập lệnh vào mã tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Ảnh: Phạm Hậu
Theo phản ánh của nhiều NĐT, VN-Index được xây dựng trên cơ sở biến động tổng giá trị vốn hóa của tất
Tính đến hết năm 2014, trên cả 2 sàn TP Hồ Chí Minh và Hà Nội có 674 mã CP và chứng chỉ quỹ niêm yết. Thanh khoản trên thị trường đạt trung bình hơn 5.700 tỷ đồng/phiên. Tham gia vào giao dịch là hơn 1,4 triệu tài khoản của các NĐT trong và ngoài nước, với sự tư vấn và cung cấp dịch vụ của 83 công ty chứng khoán đang hoạt động.
cả các cổ phiếu (CP) đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE). Do vậy, biến động giá của bất kỳ một CP nào cũng sẽ có tác động làm thay đổi VN-Index, nhưng mức ảnh hưởng đến đâu thì lại phụ thuộc vào vốn hóa thị trường của CP đó, tỷ trọng vốn hóa của CP càng lớn thì mức độ tác động tới chỉ số này càng lớn. Điều này phần nào làm cho VN-Index chưa phản ánh đúng cục diện của toàn thị trường. Ông Trần Thanh Tân - Tổng Giám đốc Công ty Quản lý quỹ VFM lấy ví dụ về sự bất hợp lý trong VN-Index là việc chỉ số này chịu ảnh hưởng rất lớn từ CP GAS chiếm tới hơn 14% vốn hóa nhưng khối lượng CP giao dịch thực tế lại chỉ có hơn 3% trên tổng khối lượng CP GAS. Trong khi thời gian qua, do tác động của giá dầu giảm, GAS kéo thị trường theo chiều ngược lại: "đỏ vỏ xanh lòng" - hàng loạt CP tăng nhưng VN-Index vẫn giảm. Theo ông Tân, TTCK thế giới không hề bị ảnh hưởng nhiều vì giá dầu như thị trường Việt Nam. “Với cách tính chỉ số như hiện nay có thể khiến việc làm giá dễ dàng hơn. Có vài mã CP bắt đầu “xưng hùng xưng bá” trên thị trường, đó là các mã CP ngân hàng. Nếu khi Vietnam Airlines và MobiFone niêm yết mà chúng ta vẫn duy trì cách tính chỉ số như hiện nay thì sẽ phải trả giá, mà các quỹ đầu tư sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên" - ông Tân lo ngại.

Theo ông Vũ Bằng, UBCK đã có chỉ đạo HoSE lên kế hoạch triển khai việc xây dựng chỉ số mới thay thế VN-Index. Theo đó, chỉ số mới sẽ tính tới yếu tố tự do chuyển nhượng (free-float - số CP tự do giao dịch). Liên quan đến một vấn đề khác đang thu hút sự quan tâm của thị trường là tiến độ hợp nhất 2 sở GDCK (Hà Nội và HoSE), lãnh đạo UBCK cho biết, đề án hợp nhất 2 sở GDCK đến nay đã được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành. 

Mở room thu hút vốn ngoại

Thu hút mạnh mẽ hơn dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đầu tư vào TTCK là định hướng được Chính phủ theo đuổi suốt thời gian qua, đồng thời phù hợp với các cam kết quốc tế (WTO). Tuy nhiên, với các khái niệm mới của Luật Đầu tư, việc xác định rõ và chính xác đối tượng phải tuân thủ tỷ lệ sở hữu rất khó khăn. Điều này đang được UBCK tìm cách tháo gỡ. Và trong năm 2015, một trong những ưu tiên của UBCK là tập trung cải cách nền tảng pháp lý để thu hút hiệu quả hơn các dòng vốn đầu tư tham gia thị trường, nhất là dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Định hướng trên đang được cụ thể hóa tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 58/2012/NĐ - CP. Theo đó, căn cứ quy định pháp lý về tỷ lệ sở hữu áp dụng đối với NĐT nước ngoài trong các lĩnh vực cụ thể, cũng như định hướng thu hút vốn ngoại vào những mục đích khác nhau, mà linh hoạt đưa ra tỷ lệ room áp dụng đối với NĐT nước ngoài cho phù hợp, thay vì một tỷ lệ room cứng, áp dụng cào bằng cho tất cả các lĩnh vực khác nhau như cách làm hiện tại.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà chia sẻ, năm qua, vấn đề mở room đã được trình Chính phủ nhiều lần nhưng còn nhiều ý kiến khác nhau do vướng mắc với Luật Đầu tư, Luật DN. Việc khẩn trương sửa đổi Nghị định 58 sẽ làm hành lang pháp lý để nới room cho khối ngoại. Liên quan đến cơ chế gắn CPH với niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK, nhất là nhu cầu chính đáng từ thị trường là sau CPH sẽ niêm yết thẳng trên sở GDCK, ông Hà khẳng định, sẽ có văn bản trong tuần này. “Một mặt, cần thanh lọc những hàng hóa kém chất lượng ra khỏi thị trường, một mặt cần tăng số lượng DN niêm yết từ nguồn DN Nhà nước sau CPH. Có thêm hàng hóa chất lượng, chắc chắn sẽ có thêm NĐT đến với TTCK Việt Nam” – ông Hà nói.