Tìm lời giải cho quản trị tài chính doanh nghiệp sau khủng hoảng

Hoàng Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tại tọa đàm “Quản trị tài chính - Lời giải cho bài toán tài chính doanh nghiệp sau khủng hoảng”, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp có thành tựu kinh doanh nổi bật trong đại dịch đưa ra nhận định: Doanh nghiệp Việt cần gắn kết với ngân hàng để thoát khỏi khủng hoảng.

Chương trình được phối hợp tổ chức bởi Công ty cổ phần Đào tạo và Phát triển Nhân lực Dgroup và Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank.

Gắn kết với ngân hàng, doanh nghiệp sẽ giải được bài toán tài chính.
Gắn kết với ngân hàng, doanh nghiệp sẽ giải được bài toán tài chính.

Thực tế cho thấy, một trong những giải pháp quan trọng nhất mà doanh nghiệp có thể trông cậy đó chính là ngân hàng. Để vay vốn hiệu quả, nhanh gọn, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị mục đích vay, số tiền vay phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân, lãi suất và các lệ phí, tài sản bảo đảm, thời hạn cho vay, hương thức cho vay, nguồn trả nợ, hương thức giải ngân, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng nhấn mạnh, chủ doanh nghiệp cần thận trọng tuyệt đối không đặt bút ký khi chưa đọc kỹ hợp đồng tín dụng. Do nhu cầu vay vốn cao, nên hiện nay bên cạnh các hệ thống ngân hàng chính thống cũng xuất hiện rất nhiều số tổ chức tín dụng đen. Trên thực tế đã nhiều chủ doanh nghiệp mắc bẫy, thậm chí là rơi vào cùng 1 chiếc bẫy 2 lần, khiến khủng hoảng càng thêm trầm trọng. 

Một trong những bí quyết quan trọng mà CEO Trần Văn Lê áp dụng đó chính là luôn coi ngân hàng là cánh tay phải, là người bạn không thể thiếu, quan tâm đến vấn đề tổng thu, chi, lãi suất ngân hàng, lương người lao động, thuế. Đẩy mạnh tăng thu, giảm chi. Ông cũng tập trung xây dựng mối quan hệ mật thiết với ngân hàng tạo dựng uy tín của ban thân và doanh nghiệp. Chính vì vậy, ông luôn tận dụng tốt các nguồn vay từ ngân hàng một cách hiệu quả nhất. Chính nhờ nắm bắt được những xu hướng đó, luôn chủ động trong việc quản trị rủi ro, nhất là quản trị tài chính, CEO Trần Văn Lê đã dẫn dắt doanh nghiệp Phương Linh vượt bão Covid-19 thành công với đà tăng trưởng vững mạnh.

Đại diện cho ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Giám đốc Trung tâm phát triển sản phẩm khối khách hàng doanh nghiệp Đinh Thế Cường đã đưa ra rất nhiều giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Vốn thế chấp thanh toán định kỳ, vốn tín chấp thanh toán định kỳ, vốn tín chấp thanh toán linh hoạt, vốn lãi suất 0%, vốn tài trợ xuất nhập khẩu. Đây đều là những giải pháp vốn cực kỳ ưu đãi nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs Việt vượt qua giai đoạn khó khăn như hiện nay. Trong chiến lược tài chính, uy tín chính là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Trong hơn 10 năm đồng hành cùng các doanh nghiệp, nhiều CEO và học viên cũng gặp các vấn đề liên quan đến 2 chữ uy tín. Nhờ tạo dựng uy tín tốt mà các khó khăn về tài chính đã được giải quyết một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều người cũng đã làm tuột mất các cơ hội hỗ trợ từ bạn bè, người thân, đối tác, ngân hàng vì lỡ một lần không đảm bảo được uy tín.

Bên cạnh đó, các vị trí chuyên môn, đặc biệt là kế toán trưởng ngoài chuyên môn ra cần có tư duy, phương thức làm việc hiệu quả, sẵn sàng tham mưu cho chủ doanh nghiệp các giải pháp tài chính tốt để giúp doanh nghiệp phát triển.

 

Cuộc chiến Ukraine đã tác động tới nền kinh tế, dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, do lệnh cấm vận Nga và đưa Nga khỏi hệ thống SWIFT… khủng hoảng quân sự, chính trị dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khủng hoảng năng lượng, giá dầu thô tăng đột biến. Đối với thị trường tài chính, giao dịch giữa Nga với thế giới trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng tới Nga và các quốc gia khác trong đó có cả Việt Nam; Thị trường vàng tăng theo xu hướng của thế giới; Thị trường hàng hóa: Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Nga bị hoãn vì đóng cổng thanh toán. Phân khúc tiền tệ bị đóng băng vì hàng hóa bị đóng băng.

Vấn đề lạm phát tại Mỹ và châu Âu do hàng hóa tăng giá đã đẩy lạm phát của Việt Nam tăng. Điều đó làm các ngân hàng có thể gặp rào cản khi cho vay, nhu cầu về hàng hóa sẽ giảm, dịch bệnh cũng vẫn ảnh hưởng tới nền kinh tế, đặc biệt trong ngành du lịch, dịch vụ. Do đó, đối phó với khủng hoảng, doanh nghiệp cần lên kế hoạch kinh doanh với kịch bản bất lợi; Xây dựng kế hoạch tài chính cho 3 năm tới; Quản trị rủi ro trong kinh doanh; Không nên quá trông chờ vào Chính phủ; Xây dựng các nguồn dự phòng; Tìm thị trường mới để thay thế thị trường đang bị tác động bởi chiến tranh.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu