Tái dựng không gian xưa
Mấy năm trở lại đây, vấn đề giữ gìn và phát huy văn hóa dân gian truyền thống, đặc biệt là Tết cổ truyền được coi trọng hơn trước. Ở nhiều địa điểm văn hóa như Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Hoàng thành Thăng Long hay Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có nhiều hoạt động tái hiện và khơi dậy những nét văn hóa dân gian cũng như những nghi lễ, nghi thức đặc trưng của dân tộc.
Cây nêu ngày Tết được dựng tại Trung tâm di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội. Ảnh: Linh Anh |
Chợ hoa với nhiều loại cây cảnh phục vụ Tết, hình ảnh các ông đồ ngồi cho chữ ngày Xuân cùng các hoạt động thao diễn tay nghề của các nghệ nhân đến từ các làng nghề truyền thống: Hoa giấy Thanh Tiên (Huế), chạm bạc Châu Khê (Hải Dương), làm đèn lồng (Thường Tín, Hà Nội), mỹ nghệ Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội), làm chuồn tre (Thạch Thất, Hà Nội), chằm nón Chuông (Thanh Oai, Hà Nội)... góp phần tạo nên một bức tranh sống động và thân thuộc, tôn vinh những giá trị truyền thống trong ngày Tết cổ truyền của dân tộcTừ ngày 22/1, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội mở hội đón “Tết Việt”. Điểm nhấn trong hoạt động "Tết Việt" là việc trưng bày tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng và giới thiệu phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc như gói bánh chưng, làm hoa trang trí ngày Tết… Ngoài ra, Ban tổ chức cũng tổ chức các trò chơi dân gian như đi cầu tre, kéo co, bập bênh, đánh đu, ném vòng, múa tứ linh… Đây là những hoạt động có ý nghĩa, nhằm tái hiện những không gian Tết xưa trong lòng người Hà Nội.Sau ngày Tết ông Công, ông Táo, hàng trăm người, bao gồm cả người dân, các nhà quản lý, nhà ngoại giao, nghệ sĩ, nghệ nhân ngược từ nội thành về đình làng So (Thanh Oai) để trải nghiệm không gian Tết xưa, với các hoạt động giã giò, gói bánh, nấu chè kho, lễ cáo Yết hoàng thành và dựng cây nêu… “Với rất nhiều hương vị cổ truyền, “Tết Việt 2018” là nơi quy tụ những nét tinh hoa của ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thị trường, khi hương vị ngày Tết truyền thống dần trở nên nhạt nhòa thì “Tết Việt” chính là một nốt trầm sâu lắng đóng góp vào quá trình phục dựng những nét đẹp truyền thống…” – nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đức Bình - Trưởng nhóm Đình làng Việt, Trưởng Ban tổ chức chương trình Tết Việt chia sẻ.Ngoài ra, những ngày giáp Tết, đến với di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đình Kim Ngân (phố Hàng Bạc)… du khách cũng cảm nhận được không khí rộn ràng không gian Tết xưa. Tại những khu vực như phố đi bộ Hồ Gươm, chợ hoa Quảng An hay khu vực phố cổ Hà Nội, các hoạt động sôi nổi mang đậm không gian Tết Việt truyền thống cũng trở thành điểm nhấn.
Đào, quất Nhật Tân dù trong chiến tranh vẫn luôn khoe sắc mỗi dịp đến Tết. Tết cổ truyền xưa dù không sung túc, khang trang như ngày nay, nhưng trong mỗi gia đình đều không thể thiếu bánh chưng, giò, thậm chí là pháo... Có khi cả năm chỉ có ngày Tết mới được một bữa cơm no, cho nên dù nghèo khó, trẻ con, người lớn đều háo hức chờ đợi”.
Trước đây, quà Tết mọi người trao gửi đến nhau thường là hộp bánh, mứt dừa, mứt gừng, mứt lạc... được làm thủ công, gói ghém mộc mạc trong những hộp bìa, giấy sách báo cũ. Người dân quê thường mang vài cân nếp hoặc gạo thơm mới gặt để bố mẹ, ông bà thổi xôi, nấu cơm cúng năm mới. Với những người hàng xóm thân tình sẽ chọn vài cặp bánh chưng đẹp mang biếu nhau trước Tết để cúng tổ tiên, trời đất. Hơn nữa, những món quà Tết mộc mạc, giản dị luôn được gửi trao tận tay cùng câu chúc năm mới An khang – Thịnh vượng.
“Tết di động”Sự thay đổi của Tết cổ truyền là điều có thể dễ dàng nhận thấy và không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nhiều người e ngại những hệ lụy từ sự thay đổi này. Nếu Tết xưa trong ký ức là khoảng thời gian để mọi người được nghỉ ngơi, thăm hỏi và quan tâm lẫn nhau sau những ngày lao động vất vả, thì hiện nay, không ít người cho rằng ngày Tết còn vất vả hơn ngày thường.
Thêm vào đó, sự xuất hiện tình trạng “Tết di động” đang làm thay đổi dần những phong tục, nghi thức của Tết cổ truyền. TS Trần Hữu Sơn – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nêu thực trạng, có nhiều gia đình hiện nay chỉ thắp hương ngày mùng 1 Tết, rồi đi du lịch. Điều này là minh chứng cho sự mai một của Tết cổ truyền đang hiện hữu ngay trước mắt mỗi người.
Cũng theo ông Trần Hữu Sơn, sự thiêng hóa của những ngày Tết đã không còn. Trước đây, từ ngày đón ông Công ông Táo đến khi hóa vàng trên bàn thờ mỗi gia đình đều phải thắp hương. Đây là lễ để đón tổ tiên về ăn Tết và tiễn tổ tiên đi. Tuy nhiên, hiện nay, hầu như nếp thiêng này không còn giữ.Có một thực trạng đang diễn ra hàng ngày, nhưng cũng đã làm thay đổi phần nào phong tục của Tết Việt truyền thống đó là phần lớn khâu chuẩn bị Tết hiện nay đều được phân vai cho dịch vụ, ví dụ như thuê làm bánh, thuê thịt gà, thậm chí vui chơi ngày Tết cũng chuyển sang dịch vụ.
Điều này là hướng đi tất yếu của nền kinh tế thị trường, tuy nhiên lại khiến thế hệ trẻ quên mất những những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Tết Việt. Hiện nay, việc khơi gợi các hoạt động bao đời trong Tết cổ truyền lại là nhiệm vụ của các trung tâm văn hóa.
Mở cửa, đón hoạt động từ sau Rằm tháng Chạp, nhưng dòng người nô nức đến Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học, Trung tâm văn hóa nghệ thuật Việt Nam hay về các đình làng cổ ở Hàng Bạc, làng So… ngày càng đông. Người trẻ đến để trải nghiệm và thích thú, thế hệ hệ 4x, 5x đến để gợi nhớ. Nhưng theo nhiều chuyên gia văn hóa, không rõ còn bao năm nữa, gợi nhớ Tết xưa còn có thể thu hút người tham dự, hay sớm muộn sẽ bị đóng khung trong bảo tàng, vì hoạt động đón Tết xưa đã quá lùi xa khỏi ký ức mọi người.
Lúc nào tôi cũng mong đến Tết để về quê ăn Tết, đụng chung một con lợn. Nghe tiếng lợn kêu nghĩa là Tết đã về tới đầu ngõ. Rồi cả nhà ngồi bên nhau gói bánh chưng. Đêm đến bắc nồi nấu bánh lại được nghe kể chuyện Tết xưa, về Tết cố truyền. Đây là cách bố mẹ tôi giáo dục con cháu mình về hương vị Tết xưaTS Trần Hữu Sơn – Phó Chủ tịch thường trực Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. |
Trong khi các nhà văn hóa tổ chức nhiều hoạt động để gợi nhớ, lưu giữ nét đẹp của Tết Việt, thì hàng ngày, rất nhiều hình ảnh phản cảm đón Tết vẫn diễn ra. Người người đổ dồn ra đường mua sắm, chen chúc, trèo xe lên vỉa hè. Ngày ông Công, ông Táo thi nhau ra hồ thả cá, thả cả túi nilon, tro đốt vàng mã. Thậm chí, cư dân trên mạng còn chụp được hình ảnh 1 người phụ nữ đứng từ trên cầu Chương Dương thả cá chép như ném cá xuống sông… thì thật là báng bổ thần linh. Sự vô cảm của một bộ phận người khiến Tết Việt ở một góc độ nào đó trở thành gánh nặng GS Trần Lâm Biền – thành viên Hội đồng Di sản quốc gia. |