Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tín dụng tăng gấp đôi, chỉ nới room với lĩnh vực ưu tiên

Kinhtedothi - Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, tính đến ngày 15/6, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 8,16%, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái (4,8%). Điều này cho thấy nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ.

Kiểm soát lạm phát là trọng tâm

Trước đó, tính đến ngày 27/5, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 7,75% so với cuối năm 2021.

Quang cảnh họp báo

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, thời gian tới có nhiều khó khăn phải đối mặt, trong đó là nguy cơ lạm phát. Giá cả hàng hoá, xăng dầu trong nước cũng nóng lên thời gian gần đây, chịu tác động từ các biến động địa chính trị thế giới. Các nước phát triển trên thế giới đang đối mặt với lạm phát tăng mạnh, một số ngân hàng trung ương bắt đầu lộ trình tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tình hình tài chính tiền tệ toàn cầu nói chung có nhiều biến động sẽ tác động tới chúng ta, vì Việt Nam có độ mở nền kinh tế khá lớn.

"Chúng tôi đã đánh giá các tác động này và sẵn sàng lường trước những bất lợi có thể lớn hơn nữa trong thời gian tới" - Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói. Do đó, NHNN cho biết sẽ linh hoạt trong thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, mục tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra cho năm nay là 14%, song NHNN sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể để điều chỉnh cho phù hợp.

Nói về nới room (hạn mức) tín dụng, Phó Thống đốc cho hay, ở các lĩnh vực ưu tiên, NHNN sẽ có những ưu tiên cho tổ chức tín dụng (TCTD) mà mức xếp hạng, phân loại cao hơn. NHNN phải đi song song, vừa quản trị các ngân hàng thương mại (NHTM) theo chuẩn mực quốc tế, vừa kiểm soát tăng trưởng tín dụng NHTM, giám sát từ sớm, từ xa, đảm bảo hoạt động của NHTM nằm trong tầm kiểm soát của chính họ.

"Ngoài ra, những lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán... với những trường hợp TCTD vẫn tham gia, NHNN sẽ xem xét trừ hạn mức tăng trưởng tín dụng" - đại diện NHNN cho biết.

VNĐ chỉ mất giá 1,8%, cố gắng bình ổn lãi suất

Cũng theo đại diện NHNN, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có khả năng tăng lãi suất trong tuần này cũng sẽ gây áp lực nhất định lên điều hành tỷ giá của Việt Nam. “Các tổ chức trên thế giới dự báo FED tăng lãi suất thêm 0,5%. Đến cuối năm có thể sẽ tăng thêm, sẽ tác động lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước”  - Phó Thống đốc nói.

Chỉ số đồng USD trên thị trường quốc tế tăng cao, hầu hết đồng tiền cơ bản trên thế giới và trong khu vực mất giá rất lớn. Đây đều là các đối tác có quan hệ thương mại rất lớn với Việt Nam. Dù vậy, hiện nay đồng Việt Nam mất giá rất nhẹ, 1,8%. Thanh khoản thị trường tiếp tục thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.

NHNN cho hay đã điều hành tỷ giá linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ, qua đó, góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và ổn định lạm phát.

NHNN cũng hạ lãi suất điều hành từ năm 2020. Điều này cho thấy chúng ta cố gắng bình ổn mặt bằng lãi suất. Ngành ngân hàng tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ tại TCTD theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 và các thông tư sửa đổi, bổ sung; chính sách giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng; chương trình cho vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất; các giải pháp về miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán...

Cụ thể, đến cuối tháng 4/2022, lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu từ khi ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN là hơn 695.000 tỷ đồng cho trên 1,1 triệu khách hàng. Dư nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ hiện còn hơn 198.000 tỷ đồng của gần 680.000 khách hàng; lũy kế giá trị nợ đã được miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ là gần 91.000 tỷ đồng cho gần 490.000 khách hàng. Dư nợ miễn giảm lãi giữ nguyên nhóm nợ còn gần 18.000 tỷ đồng của hơn 166.000 khách hàng.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng, thời gian tới, tín dụng tăng trưởng tốt cùng với tác động của gói kích thích kinh tế sẽ tạo sự cộng hưởng, hỗ trợ tốt cho nền kinh tế hồi phục và tăng trưởng.

 

Định hướng điều hành từ nay đến cuối năm, trên cơ sở kiểm soát lạm phát, ngành ngân hàng tiếp tục ưu tiên vốn cho DN, những lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu… để khôi phục nền kinh tế. Những lĩnh vực bị thiệt hại nặng nề như du lịch, hàng không... trong 2 năm qua cũng sẽ được tập trung vốn để có thể sản xuất kinh doanh trở lại bình thường. Còn một số lĩnh vực nhạy cảm có hệ số rủi ro cao như bất động sản, trái phiếu, chứng khoán tín dụng tiếp tục được kiểm soát.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú

Tại sao tín dụng đen vẫn còn đất sống?

Tại sao tín dụng đen vẫn còn đất sống?

Nên quy định room tín dụng tối thiểu và tối đa

Nên quy định room tín dụng tối thiểu và tối đa

Xử lý nợ xấu đi kèm nâng cao chất lượng tín dụng

Xử lý nợ xấu đi kèm nâng cao chất lượng tín dụng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

06 Apr, 04:17 PM

Kinhtedothi- Năm 2025 là năm cuối thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, năm tăng tốc, bứt phá và về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIV của Đảng; đồng thời chuẩn bị tốt nền tảng sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

06 Apr, 04:16 PM

Kinhtedothi- Kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025. Kết quả tăng trưởng này đã vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 do thế giới biến động nhanh, nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

06 Apr, 03:08 PM

Kinhtedothi- Thực hiện Chương trình số 02-CTr/ TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025” kinh tế Thủ đô đã ghi nhận sự phục hồi tích cực. Hà Nội đang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ