Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tín dụng tiêu dùng: Dư địa còn nhiều

Kinhtedothi - Thói quen tiêu dùng của người Việt dần thay đổi, có xu hướng sẵn sàng vay nợ cho các nhu cầu của đời sống thay vì tích lũy, tiết kiệm đến khi đủ số tiền để mua sản phẩm mình mong muốn.
Vì thế, theo các chuyên gia, tín dụng tiêu dùng vẫn còn nhiều dư địa để phát triển. Tuy nhiên để chiếm lĩnh miếng bánh trên thị trường này, các công ty tài chính sẽ phải chịu sự cạnh tranh không kém phần khốc liệt.
Không ngại vay nợ để mua sắm
Thị trường tiêu dùng Việt Nam được đánh giá là khá hấp dẫn với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong những năm gần đây. Từ năm 2015 đến nay, tín dụng tiêu dùng đã tăng trưởng mạnh mẽ.
 Khách chọn mua hàng có cho vay, bán trả góp tại Thế giới di động. Ảnh: Chiến Công
Theo thống kê của FiinGroup, tín dụng tiêu dùng tăng trung bình tới 66,3%/năm trong giai đoạn 2015 - 2017, cao hơn nhiều so với mức 20% của 2013 - 2014. Tăng trưởng của năm 2018 đạt 30,4%, thấp hơn với mức 59% trung bình 5 năm trước. Dù vậy, tín dụng tiêu dùng ngày càng có vai trò quan trọng khi tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng tín dụng cho nền kinh tế đã tăng từ mức 12,3% (năm 2016) lên 17% (năm 2017) và 19,7% (năm 2018). Tuy nhiên, đây vẫn là mức thấp hơn so với các nước phát triển trên thế giới (40 - 50%). Và thị trường tiêu dùng của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng cao và ổn định, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn về bán lẻ.
Ngoài ra, nhu cầu chi tiêu cũng sẽ trở nên đa dạng. Quý I/2019 có sự tăng tỷ lệ người khảo sát chi tiêu vào các khoản như mua sắm, du lịch, sản phẩm công nghệ mới, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, và nhất là sửa chữa, nâng cấp nhà cửa.
Một vấn đề nữa được các chuyên gia đánh giá là mức độ thâm nhập thấp của tín dụng tiêu dùng so với tổng dư nợ cũng như một tỷ lệ lớn khách hàng có thu nhập thấp và xa cách về địa lý còn chưa được tiếp cận. Đây là dư địa đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng và công ty tài chính.
Còn nhiều rào cản
Dư địa cho vay tiêu dùng còn nhiều, tuy nhiên, báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Rồng Việt cũng cho biết, hiện các công ty tài chính, các ngân hàng đang đứng trước những sự cạnh tranh khốc liệt để chiếm lĩnh thị phần béo bở này.
Hiện nay, cho vay mua, sửa nhà, điện tử, điện máy và phương tiện đi lại là các loại hình có tỷ trọng lớn nhất trong tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, việc mở rộng dư nợ tại các khoản vay này đang có một số khó khăn.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đã có động thái siết chặt hơn đối với cho vay mua nhà với nhiều chính sách ngày càng thắt chặt hơn. Trong khi cho vay mua, sửa nhà, điện tử điện máy và phương tiện đi lại là các loại hình có tỷ trọng lớn nhất trong tín dụng tiêu dùng, các chính sách “siết” tín dụng này sẽ khiến dư nợ cho vay tiêu dùng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, cho vay bằng tiền mặt dự kiến cũng sẽ bị hạn chế khi các cơ quan quản lý đang có ý định siết chặt hơn giải ngân trực tiếp cho khách hàng. Do vậy, chuyên gia công ty chứng khoán Rồng Việt nhận định, việc mở rộng dư nợ tín dụng tiêu dùng nói chung sẽ trở nên khó khăn hơn so với giai đoạn trước.
Báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho rằng để khai thác tốt hơn xu hướng sắp tới của tín dụng tiêu dùng, cũng như thích ứng với định hướng quản lý của cơ quan nhà nước, các ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng sẽ cần có các phương thức tiếp cận mới.
Về sản phẩm, các nhu cầu tiêu dùng khác cũng cần được tập trung đáp ứng, như mua sắm, du lịch, làm đẹp, nội thất, giải trí, bảo hiểm. Theo đó, các ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng cần đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình để tiếp cận gần hơn đến các nhu cầu đa dạng, cụ thể của khách hàng.
Về đối tượng khách hàng, do tài chính toàn diện đang là mối quan tâm của các cơ quan quản lý, các tổ chức tín dụng cần chú trọng hơn đến các phân khúc chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính như đối tượng thu nhập thấp, vùng sâu vùng xa, vượt qua các kênh truyền thống phổ biến trước đây.
Theo nghiên cứu từ kinh nghiệm quốc tế, các ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng nên phát triển dịch vụ ngân hàng đại lý để mở rộng mạng lưới và hợp tác với các công ty viễn thông và công ty Fintech trong việc tiếp cận đến các phân khúc còn đang bỏ ngỏ này.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin tức kinh tế 16/5: nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh

Tin tức kinh tế 16/5: nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh

16 May, 06:34 PM

Kinhtedothi – Giá vàng trong nước tăng mạnh; nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh, tiệm cận mức kỷ lục năm 2021; xuất khẩu dệt may sang Mỹ tăng mạnh trong tháng 4… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 16/5.

Bộ đôi thẻ tín dụng BIDV 68: những giá trị và trải nghiệm độc bản

Bộ đôi thẻ tín dụng BIDV 68: những giá trị và trải nghiệm độc bản

16 May, 06:19 PM

Kinhtedothi- Trong nhịp sống đô thị hiện đại, khách hàng không chỉ tìm kiếm một chiếc thẻ ngân hàng thanh toán đơn thuần, mà kỳ vọng vào những trải nghiệm độc đáo, từ tài chính thông minh đến phong cách sống tiện lợi. Thấu hiểu nhu cầu đó, BIDV đã ra mắt bộ đôi thẻ tín dụng BIDV 68 phiên bản giới hạn với thiết kế đặc biệt và hệ sinh thái ưu đãi từ văn hóa, ẩm thực đến di chuyển.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ