Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức công nghệ mới nhất ngày 1/7: TikTok và hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc bị cấm tại Ấn Độ

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - TikTok và hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc bị cấm tại Ấn Độ; Facebook ra mắt Avatars, cạnh tranh với Bitmoji của Ấn Độ; Uber mua dịch vụ giao hàng Postmate… là những tin tức tổng hợp đặc biệt về công nghệ mới nhất trong trong ngày.

 TikTok và hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc bị cấm tại Ấn Độ
TikTok và hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc bị cấm tại Ấn Độ
Một quyết định rất quan trọng là chính phủ Ấn Độ đã cấm 59 ứng dụng được phát triển bởi các công ty của Trung Quốc nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của các người dùng di động và mạng internet ở Ấn Độ, đảm bảo sự an toàn và chủ quyền của không gian mạng Ấn Độ. 59 ứng dụng của Trung Quốc ngoài TikTok ra còn có nhiều ứng dụng phổ biến bao gồm Shareit, Helo, Shein, Likee, WeChat, UC Browser…
Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ cho biết, họ đã nhận được nhiều khiếu nại từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm một số báo cáo về việc lạm dụng một số ứng dụng di động có sẵn trên nền tảng Android và iOS để đánh cắp và lén truyền dữ  liệu của người dùng tới các máy chủ bên ngoài Ấn Độ. Hành động này được cho là ảnh hưởng đến chủ quyền và toàn vẹn của Ấn Độ, là một vấn đề rất sâu sắc và cần phải có biện pháp khẩn cấp.
Nhằm thực thi lệnh cấm của chính phủ, cuối cùng tiktok đã bị xóa khỏi Google Play Store và Apple App Store ở Ấn Độ.
 Facebook ra mắt Avatars, cạnh tranh với  Bitmoji của Ấn Độ
Facebook ra mắt Avatars, cạnh tranh với  Bitmoji của Ấn Độ
Facebook Avatars cho phép người dùng tự tùy chỉnh một ngoại hình ảo để sử dụng làm nhãn dán trong các cuộc trò chuyện, các hiệu ứng này hiện tại có trên thị trường mang xã hội lớn nhất ở Ấn Độ. Facebook cho biết đã đưa Avatars tới Ấn Độ khi thị trường cộng nghệ internet lớn thế giới có nhiều tương tác xã hội. Avatars sẽ hỗ trợ nhiều khuôn mặt, kiểu tóc, trang phục được tùy chỉnh cho người dùng ở Ấn Độ.
Sự ra mắt Avatars ở Ấn Độ trong đỉnh điểm của một phản ứng dữ dội đối với các ứng dụng Trung Quốc ở nước này, một số trong đó đã gây ra sự cạnh tranh nghiêm trọng đối với sự phát triển không ngừng của Facebook trong nền kinh tế lớn thứ ba châu Á.
 Uber mua lại dịch vụ giao hàng Postmate
Uber mua dịch vụ giao hàng Postmate
Uber đã đưa ra lời đề nghị mua lại dịch vụ giao hàng Postmate. Việc mua lại Postmate có thể mang lại cho UberEats, dịch vụ giao đồ ăn của công ty khởi nghiệp. Trong đại dịch Coronavirus, nhiều người đã tìm đến các dịch vụ giao hàng và nhận hàng như Postmate, UberEats, DoorDash, Grubhub cho những bữa ăn. Một cuộc khảo sát của DoorDash vào tháng 3 cho thấy 56% trong số 1.000 khách hàng cho biết mức tiêu thụ tăng do đại dịch.
Uber được cho là đang tìm cách mua dịch vụ giao hàng thực phẩm đối thủ GrubHub nhưng nhưng cuộc đàm phán đã không đến hồi kết. GrubHub hiện có kế hoạch hợp nhất với dịch vụ giao đồ ăn có trụ sở tại Hà Lan Just Eat Takeaway trong một thỏa thuận trị giá 7,3 tỷ USD.