Intel tiết lộ dòng máy tính xách tay có đồ họa Iris Xe Max
Tại một sự kiện báo chí của Acer, người dùng có cái nhìn đầu tiên về đồ họa Iris Xe Max, GPU rời mới của Intel và giờ đây có thể đặt hàng trước những máy tính xách tay có card đồ họa này.
Các máy tính xách tay bao gồm Acer Swift 3X, Dell Inspiron 15 7000 2-trong-1 và Asus VivoBook Flip TP470. Inspiron 15 hiện có sẵn tại Mỹ được bán trên trang thương mại điện tử Best Buy. Acer trước đó đã cho biết sẽ dự kiến ra mắt 3X tại Mỹ vào tháng 12. Cả Swift 3X và Inspiron 15 cũng có sẵn ở Trung Quốc thông qua trang JD. Intel cho biết Asus VivoBook sẽ sớm có mặt ở Mỹ và Trung Quốc.
Đồ họa Iris Xe Max của Intel chủ yếu dành cho các hệ thống di động dành cho người tạo nội dung. Ba máy tính xách tay mới cũng bao gồm bộ vi xử lý di động thế hệ thứ 11 Tiger Lake của Intel, cũng như công nghệ Deep Link của Intel, cho phép một số ứng dụng sử dụng cả đồ họa rời và tích hợp để làm việc sáng tạo. Intel tuyên bố rằng các hệ thống Tiger Lake kết hợp với đồ họa Iris Xe Max có thể cung cấp dựa trên AI nhanh hơn bảy lần so với các máy tính xách tay tương tự có GPU của bên thứ ba.
Raspberry Pi Foundation công bố Raspberry Pi 400 với thiết kế là một bàn phím kiêm máy tính nhỏ gọn
Raspberry Pi Foundation đã công bố Raspberry Pi 400, một bàn phím nhỏ gọn có tích hợp máy tính dựa trên ARM. Người dùng chỉ cần cắm thiết bị vào tivi hoặc màn hình bằng một trong hai cổng micro HDMI, lắp thẻ nhớ microSD và gắn dây nguồn và chuột là sẽ có cho mình một chiếc máy tính cơ bản cho các tác vụ hàng ngày.
Kiểu dáng của Raspberry Pi 400 làm người dùng liên tưởng đến thế hệ máy tính gia đình đời đầu như BBC Micro hoặc ZX Spectrum. Mặc dù máy tính nhỏ gọn của Raspberry Pi đã trở thành một công cụ phổ biến mang đến những giá trị cho người dùng trong gia đình như tự động hóa ngôi nhà thông minh hay giúp trẻ có thể sử dụng như một máy tính để học ở nhà.
Ngoài hình thức là một bàn phím, Raspberry Pi 400 là một máy tính rất giống với Raspberry Pi 4 năm ngoái. Nó có CPU ARM Cortex-A72 lõi tứ 1,8GHz, 4GB RAM, Gigabit Ethernet, Bluetooth 5.0 và Wi-Fi 802.11 AC. Có một cặp cổng micro HDMI mỗi cổng có thể xuất ra tối đa 4K/60Hz, hai cổng USB 3.0 và một cổng USB 2.0 duy nhất. Nguồn được cung cấp qua cổng USB-C, có khe cắm thẻ nhớ microSD để lưu trữ và có đầu cắm GPIO để gắn nhiều loại thiết bị thích hợp hơn.
Raspberry Pi 400 hiện đã có sẵn ở Anh, Mỹ và Pháp, có sẵn ở Ý, Đức và Tây Ban Nha với giá 100 USD. Trong khi đó, phiên bản độc lập trị giá 70 USD hiện đã có sẵn ở Anh, Mỹ, Pháp và Đức, và nó sẽ đến Ý và Tây Ban Nha vào tuần tới. Các bản phát hành ở Ấn Độ, Úc và New Zealand sẽ được phát hành vào cuối năm nay.
Google Meet cho phép thay đổi hình nền tùy chính trong các cuộc gọi video
Nếu như người dùng sử dụng Meet trong trình duyệt Chrome của Google, người dùng sẽ có thể thay đổi hình nền tùy chỉnh cho nền tảng hội nghị truyền hình Meet. Tính năng này cũng có thể truy cập trong Chrome OS cũng như trên máy tính xách tay và máy tính để bàn Windows và Mac. Google cho biết tính năng này sắp ra mắt trên thiết bị di động.
Người dùng không cần phải cài đặt thêm tiện ích mở rộng trình duyệt để kích hoạt nền tùy chỉnh mà có thể thêm hình nền từ bộ sưu tập ảnh hoặc từ thư viện hình ảnh do Google cung cấp bao gồm phong cảnh, nghệ thuật trừu tượng và văn phòng.
Trong những tháng gần đây Meet đã thêm hiệu ứng làm mờ cho nền cuộc họp và giới thiệu tính năng phụ đề thời gian thực, chế độ ánh sáng yếu, giơ tay và chế độ xem xếp hình hiển thị tối đa 49 người.
CEO Google Sundar Pichai của Goolge đã cho biết trong một cuộc họp báo vào tuần trước thì Meet đã có 235 triệu cuộc họp và hơn 7,5 tỷ cuộc gọi video hàng ngày.
Cả hai đối thủ của Meet là Microsoft Teams và Zoom đều đã cho phép sử dụng hình ảnh tùy chỉnh cho hình nền cuộc họp. Cả ba đã được bổ sung các tính năng mới khi ngày càng có nhiều người phụ thuộc vào các cuộc gọi điện video làm việc và đi học từ nhà trong thời kỳ đại dịch.