Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức hấp dẫn nhất trên báo in ra ngày 14/6/2023

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô; Người dân được bảo vệ từ căn cước công dân,... là những tin tức hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị số 133 ra ngày 14/6/2023.

Trang nhất số báo 133 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 14/6/2023.
Trang nhất số báo 133 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 14/6/2023.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Tạo điều kiện tốt nhất có thể để báo chí phát triển

Sáng 13/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023). Tại đây, Thủ tướng yêu cầu Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí phải xây dựng, phát triển đội ngũ người làm báo nhạy bén về chính trị, nhạy cảm về kinh tế, sâu sắc về khoa học công nghệ và nhân văn; xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, nhân văn; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đại biểu. Ảnh: Dương Giang
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đại biểu. Ảnh: Dương Giang

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô

“Báo chí cách mạng Việt Nam có truyền thống lịch sử vẻ vang, là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Đối với TP Hà Nội, báo chí luôn có vai trò, vị trí rất quan trọng trên bước đường phát triển, nhất là trong công tác thông tin, tuyên truyền nhằm thống nhất nhận thức, củng cố niềm tin, tăng cường đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân”. Đó là khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tại buổi Gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023) do Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức sáng 13/6.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cùng các đồng chí lãnh đạo TP Hà Nội dự buổi gặp mặt với các đại biểu. Ảnh: Thanh Hải
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cùng các đồng chí lãnh đạo TP Hà Nội dự buổi gặp mặt với các đại biểu. Ảnh: Thanh Hải

Người dân được bảo vệ từ căn cước công dân

Dự thảo Luật Căn cước công dân (CCCD) sửa đổi, nhiều thông tin trên mẫu thẻ CCCD gắn chip được đề xuất sửa với nỗ lực mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Công an TP Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Phú Khánh
Công an TP Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Phú Khánh

Công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về điều động cán bộ

Chiều 13/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì lễ trao quyết định về công tác cán bộ tại huyện Phú Xuyên.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến và lãnh đạo huyện Phú Xuyên chúc mừng ông Lê Văn Bính. Ảnh: Công Hùng
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến và lãnh đạo huyện Phú Xuyên chúc mừng ông Lê Văn Bính. Ảnh: Công Hùng

Khẩn trương hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

Chiều 13/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp thẩm định nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (Quy hoạch). Mục tiêu của Quy hoạch là phát triển Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan toả, liên kết vùng đô thị; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; người dân Hà Nội có mức sống và chất lượng cuộc sống cao. Hà Nội sẽ thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, TP trực thuộc; quản lý chặt chẽ phát triển nhà ở cao tầng ở khu vực trung tâm; triển khai đồng bộ các chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị; phát triển không gian ngầm đô thị; xây dựng khu vực nông thôn hài hòa với đô thị, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường cảnh quan, tạo sự bền vững.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn báo cáo một số nội dung trong nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Ảnh: Minh Khôi
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn báo cáo một số nội dung trong nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Ảnh: Minh Khôi

Khó triệt "sóng ngầm" sở hữu chéo ngân hàng

Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Hải Trung đánh giá, tình trạng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn là vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là việc huy động vốn để cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái, tập đoàn kinh tế tư nhân.

Sở hữu chéo ngân hàng thao túng lợi ích nhóm là vấn đề cần lo ngại. Ảnh: Hải Linh
Sở hữu chéo ngân hàng thao túng lợi ích nhóm là vấn đề cần lo ngại. Ảnh: Hải Linh

Minh bạch để hóa giải mâu thuẫn tại chung cư

Diện tích chung - riêng cũng như phí dịch vụ chung là một trong những vấn đề khách hàng quan tâm khi mua nhà chung cư. Nếu không được xác định rõ ràng ngay từ đầu theo đúng quy định của pháp luật, thì trong quá trình quản lý, vận hành của dự án sẽ dễ xảy ra tình trạng xung đột giữa các bên liên quan. 

Phí dịch vụ chung là một trong những vấn đề khách hàng quan tâm khi mua nhà chung cư. Ảnh: Hải Linh
Phí dịch vụ chung là một trong những vấn đề khách hàng quan tâm khi mua nhà chung cư. Ảnh: Hải Linh

Chấn chỉnh công tác lựa chọn tư vấn giao thông

Triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc lập lại trật tự, kỷ cương, khắc phục những bất cập trong công tác tư vấn đầu tư xây dựng các công trình, dự án giao thông, Bộ GTVT vừa có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, Sở GTVT địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng; kiên quyết xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân nếu vi phạm về trình tự, thủ tục, quản lý chất lượng, tiến độ, quản lý chi phí...

Bộ GTVT yêu cầu chấn chỉnh công tác lựa chọn tư vấn giao thông. Ảnh minh họa
Bộ GTVT yêu cầu chấn chỉnh công tác lựa chọn tư vấn giao thông. Ảnh minh họa

Huyện Hoài Đức còn 5 tiêu chí chưa đạt quận

Sáng 13/6, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hoài Đức khóa XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 25. Tại hội nghị, Chánh Văn phòng HĐND & UBND huyện Hoài Đức Đồng Thị Nga thông tin, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện 6 tháng đầu năm (ước thực hiện) 17.236,5 tỷ đồng, đạt 55,23% kế hoạch năm, tăng 14,27% so cùng kỳ năm 2022. 

Bí thư Huyện ủy Hoài Đức Nguyễn Trúc Anh phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Trần Thụ
Bí thư Huyện ủy Hoài Đức Nguyễn Trúc Anh phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Trần Thụ

Quản lý phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các huyện: Quy hoạch đi trước

Quy hoạch và quản lý phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tạo động lực cho sự phát triển triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, hệ thống HTKT gồm các công trình giao thông, cấp nước, xử lý chất thải rắn, nghĩa trang… của Hà Nội, nhất là tại các huyện vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, dàn trải, kém tính kết nối, chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển.

Một góc huyện Đông Anh nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Hà
Một góc huyện Đông Anh nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Hà

Những chiếc kẻng báo cháy tái chế độc đáo

Theo Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (Công an TP Hà Nội), trong quá trình triển khai Kế hoạch 53/ KH-UBND về việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và xây dựng mô hình phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH tại cộng đồng, nhiều địa phương đã có những cách làm hay, sáng tạo về PCCC, được chính quyền ghi nhận. Điển hình là việc tái chế các bình cứu hoả đã qua sử dụng thành những chiếc kẻng báo cháy, phát miễn phí ở các khu dân cư.

Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Công an TP Hà Nội trao kẻng báo cháy cho người dân. Ảnh: Bảo Trung
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Công an TP Hà Nội trao kẻng báo cháy cho người dân. Ảnh: Bảo Trung

Để điện ảnh trở thành “đại sứ du lịch”

Phối hợp trong quảng bá du lịch thông qua điện ảnh là việc không mới trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, nhiều tiềm năng về thắng cảnh, thiên nhiên chưa được khai thác. Vì vậy, cần có những chính sách đầu tư phù hợp, quảng bá du lịch đất nước qua các tác phẩm điện ảnh.

Phố cổ Hàng Đào. Ảnh: Hải Linh
Phố cổ Hàng Đào. Ảnh: Hải Linh

Quản lý sau cai nghiện ma túy, làm sao có hiệu quả?

Tại Hội nghị Tuyên truyền, trao đổi chuyên môn công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy (CNMT) năm 2023 tại quận Hai Bà Trưng, ngày 12/6, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội - Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Văn Lập cho biết: Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định một số hành vi cấm, đó là: Cấm kỳ thị với người sử dụng ma túy, người nghiện, người CNMT và người sau cai. Để người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy không tái nghiện thì giải pháp quan trọng là quản lý sau cai, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng và tạo việc làm.  

Cán bộ Trạm y tế phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng trao đổi, tư vấn cho người sử dụng ma túy, người nghiện ma túy về hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng. Ảnh: Trần Oanh
Cán bộ Trạm y tế phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng trao đổi, tư vấn cho người sử dụng ma túy, người nghiện ma túy về hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng. Ảnh: Trần Oanh

Chăn nuôi an toàn mùa “cúp điện”

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, kèm theo nguồn điện không ổn định, thiếu điện, cúp điện thường xuyên… đang là mối đe dọa lớn tới ngành chăn nuôi. Vì vậy, người chăn nuôi cần chủ động kế hoạch chống nóng, nguồn điện dự phòng, thay đổi chế độ dinh dưỡng trong quá trình chăm sóc vật nuôi.

Chăn nuôi bò sữa tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì. Ảnh: Thanh Hải
Chăn nuôi bò sữa tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì. Ảnh: Thanh Hải

Một báo cáo có thể khiến Fed ngừng tay?

Dữ liệu về lạm phát tại Mỹ trong tháng 5/2023, sẽ được công bố vào hôm nay (13/6), dự kiến cho thấy đợt tăng giá gây nhiều áp lực đối với người tiêu dùng nước này suốt 2 năm qua đang chậm lại.

Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu tại Tòa nhà Hội đồng Dự trữ Liên bang William McChesney Martin Jr. ở Washington. Ảnh: AP
Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu tại Tòa nhà Hội đồng Dự trữ Liên bang William McChesney Martin Jr. ở Washington. Ảnh: AP