Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức hấp dẫn nhất trên báo in ra ngày 15/7/2023

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mạnh tay xử lý dự án chậm triển khai; Để Mo Mường được trường tồn - Bài cuối: Nâng tầm vóc, vị thế của di sản ... là những tin tức hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị số 160 ra ngày 15/7/2023.

Trang nhất số báo 160 - Báo in Kinh tế & Đô thị Cuối tuần phát hành ngày 15/7/2023.
Trang nhất số báo 160 - Báo in Kinh tế & Đô thị Cuối tuần phát hành ngày 15/7/2023.

Mạnh tay xử lý dự án chậm triển khai 

Chỉ trong một thời gian ngắn, với số lượng hơn 700 dự án chậm triển khai, tổng diện tích đất được cấp là trên 5.000ha đến nay Hà Nội chỉ còn 293 dự án cần phải xử lý. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương phải khẩn trương giải quyết, cơ bản xử lý xong vấn đề này trong năm 2023. Đây là điều thể hiện sự quyết liệt của chính quyền TP Hà Nội đối với vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm thời gian qua.

Một dự án bỏ hoang tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh). Ảnh: Doãn Thành
Một dự án bỏ hoang tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh). Ảnh: Doãn Thành

Nhiều chuyển biến tích cực

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy và Nghị quyết của HĐND TP, từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, UBND TP Hà Nội đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án chậm triển khai, tổ chức thực hiện nhiều biện pháp để xử lý kiên quyết đối với những trường hợp chây ỳ, chủ đầu tư không có năng lực.

Đại biểu Vũ Ngọc Anh (Tổ đại biểu quận Bắc Từ Liêm) đặt câu hỏi chất vấn về dự án chậm triển khai tại Kỳ họp thứ 12, ngày 5/7. Ảnh: Thanh Hải
Đại biểu Vũ Ngọc Anh (Tổ đại biểu quận Bắc Từ Liêm) đặt câu hỏi chất vấn về dự án chậm triển khai tại Kỳ họp thứ 12, ngày 5/7. Ảnh: Thanh Hải

Trung Quốc mạnh tay giải quyết dự án bất động sản treo 

Bên cạnh việc cấp các khoản vay đặc biệt, Trung Quốc cũng đang xem xét kế hoạch thu hồi đất để không từ các công ty bất động sản gặp khó khăn để góp phần tài trợ cho việc hoàn thành các dự án nhà ở treo. Thời gian qua, việc bảo đảm tiến độ bàn giao các dự án nhà ở được xem là trọng tâm công tác thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh ở Trung Quốc.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngày 10/7 đã quyết định hạn một số chính sách trong gói giải cứu thị trường bất động sản ban hành tháng 11/2022 đến cuối năm 2024. Ảnh: Bloomberg
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngày 10/7 đã quyết định hạn một số chính sách trong gói giải cứu thị trường bất động sản ban hành tháng 11/2022 đến cuối năm 2024. Ảnh: Bloomberg

Thu hồi dự án bỏ hoang: Cần công bằng, minh bạch và đúng đối tượng

Với việc UBND TP Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm các dự án bỏ hoàng trên địa bàn TP, cơ bản giải quyết xong trong năm 2023, đang tạo ra những phản ứng tích cực trong dư luận. Tuy nhiên các chuyên gia cho răng, quá trình này cần phải thực hiện một cách minh bạch, trên cơ sở xem xét thực tế thực trạng của các chủ đầu tư. Phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội Nguyễn Thế Điệp  để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội Nguyễn Thế Điệp.
Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội Nguyễn Thế Điệp.

Xuất khẩu thủy sản sẽ cán đích 10 tỷ USD

Ngành thủy sản đang phục hồi, số lượng đơn hàng xuất khẩu đang tăng, nhiều DN đã bắt đầu tăng ca để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Dự báo cuối quý III/2023, xuất khẩu thủy sản sẽ phục hồi ở mức tương đương năm 2022. Đây là cơ sở để ngành thủy sản đạt kế hoạch xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2023.

Chế biến thủy sản xuất khẩu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Phạm Hùng
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Phạm Hùng

SUNHOUSE chiếm lĩnh thị phần, tôn vinh thương hiệu Việt

Tự hào là DN sở hữu hệ sinh thái sản xuất đồ gia dụng lớn nhất Việt Nam, tiện dụng phục vụ cho cả gia đình, SUNHOUSE của Shark Nguyễn Xuân Phú luôn nỗ lực nắm giữ công nghệ lõi để làm chủ chất lượng sản phẩm vì mục tiêu xây dựng một thương hiệu Việt Nam mang tầm vóc quốc tế.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Sunhouse Vũ Thanh Hải cùng các đại biểu ra mắt sản phẩm tủ nhựa từ PP. Ảnh: Khắc Kiên
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Sunhouse Vũ Thanh Hải cùng các đại biểu ra mắt sản phẩm tủ nhựa từ PP. Ảnh: Khắc Kiên

Để Mo Mường được trường tồn - Bài cuối: Nâng tầm vóc, vị thế của di sản

Đứng trước nguy cơ bị mai một, năm 2020, Mo Mường đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cần xây dựng hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Việc lập hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Mo Mường là biện pháp phù hợp, đúng đắn, vừa góp phần khẳng định giá trị của di sản, để Mo Mường mãi là "viên ngọc quý” trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam.

Không gian thực hành di sản Mo Mường. Ảnh: Lại Tấn
Không gian thực hành di sản Mo Mường. Ảnh: Lại Tấn

Hài hòa giữa bảo tồn và phát triển di sản được UNESCO ghi danh

Hiện nay, Việt Nam đã có 57 danh hiệu UNESCO, bao gồm 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu cấp khu vực và thế giới, 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 3 công viên địa chất toàn cầu, 3 TP học tập toàn cầu UNESCO, 1 Thành phố sáng tạo, 1 Thành phố hòa bình, 6 danh nhân quốc tế. Các danh hiệu của UNESCO đã đem lại nhiều lợi ích to lớn cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững và bao trùm tại Việt Nam.

Phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Phạm Hùng
Phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Phạm Hùng

Quản lý và sử dụng vỉa hè: Hướng tới tạo sự thuận lợi cho người dân - Bài cuối: Bài học kinh nghiệm và các đề xuất 
Ths. KTS Lã Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội

Khi câu chuyện quản lý vỉa hè của Hà Nội đang còn nhiều lúng túng thì tại nhiều đô thị, quốc gia trên thế giới đã lập các chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt những biện pháp đồng bộ về quản lý vỉa hè. Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm để áp dụng cho quản lý và thiết kế vỉa hè tại một số TP lớn, song thực tiễn cũng cần có sự linh hoạt, sáng tạo mới mang lại hiệu quả.

Châu Âu và bước tiến khổng lồ nhằm phục hồi thiên nhiên

Liên minh châu Âu - EU hôm 12/7 vừa thông qua Luật Phục hồi Thiên nhiên (Nature Restoration Law) nhằm giảm khí thải nông nghiệp và thúc đẩy đa dạng sinh học cũng như sử dụng đất bền vững. Luật áp dụng các biện pháp phục hồi trên 20% diện tích đất và biển của EU vào năm 2030.  

Nhiều nông dân canh tác độc canh như ngũ cốc và ngô đang lo lắng về việc phục hồi đất than bùn sẽ ảnh hưởng đến họ. Ảnh: DW
Nhiều nông dân canh tác độc canh như ngũ cốc và ngô đang lo lắng về việc phục hồi đất than bùn sẽ ảnh hưởng đến họ. Ảnh: DW

Sinh con một bề!

Đến bây giờ dù đã con đàn cháu đống, nhưng đôi khi ông anh rể tôi vẫn “chợt thoáng buồn” vì vợ thuộc hàng không biết đẻ - khi sinh một lèo 5 đứa cháu trai. Điều này khiến anh suốt đời không được làm ông ngoại và cũng không được “trải nghiệm” câu “bố vợ phải đấm” của đám đàn ông tếu táo trong làng mỗi khi rượu vào!

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sự khác biệt giữa đau tim và ngưng tim?

PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam

Hãy tưởng tượng ai đó khi đang ăn tối đột nhiên ôm ngực ngã gục. Người thì bảo trúng gió, kẻ thì nói đau tim, và cũng có người lại nói là tim ngừng. Vậy đâu là sự thật và phòng tránh ra sao?

Ảnh minh họa.  
Ảnh minh họa.  

Cảnh giác với thực phẩm bẩn đang len lỏi trên thị trường

Thực phẩm bẩn là nguyên nhân gây ra không ít vụ ngộ độc, thậm chí dẫn đến chết người, là nỗi ám ảnh đối với người tiêu dùng. Để ngăn chặn thực phẩm bẩn, các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm; mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái khi chọn mua các loại thực phẩm trên thị trường.

Lực lượng Quản lý thị trường Bắc Ninh kiểm tra, phát hiện số hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ảnh: Nguyễn Anh
Lực lượng Quản lý thị trường Bắc Ninh kiểm tra, phát hiện số hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ảnh: Nguyễn Anh

Đến Quảng Trị thăm sân bay Tà Cơn

Giữa bạt ngàn những rẫy cà phê và xa xa là cánh đồng điện gió, sân bay Tà Cơn yên bình trong ánh ban mai. Ít ai biết rằng, cách đây 55 năm về trước, nơi đây ghi dấu một thuở hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

Những chiếc xe tăng mà quân đội Mỹ đã từng dùng để tham chiến tại chiến trường Khe Sanh - Tà Cơn cách đây tròn 55 năm. Ảnh: Khánh Anh
Những chiếc xe tăng mà quân đội Mỹ đã từng dùng để tham chiến tại chiến trường Khe Sanh - Tà Cơn cách đây tròn 55 năm. Ảnh: Khánh Anh

Ấn Độ làm gì để trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới?

Với dân số 1,4 tỷ người đưa Ấn Độ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, GDP của nước này được cho sẽ tăng lên đáng kể. Đáng chú ý, Goldman Sachs tuần này đưa ra dự báo rằng Ấn Độ sẽ là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vào năm 2075.

Các chuyên gia đánh giá Ấn Độ sẽ là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vào năm 2075. Ảnh: AFP
Các chuyên gia đánh giá Ấn Độ sẽ là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vào năm 2075. Ảnh: AFP