Tin tức hấp dẫn nhất trên báo in ra ngày 20/12/2023

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng gắn với phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô; Phụ cấp bác sĩ đã lỗi thời... là những tin tức hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị số 283 phát hành ngày 20/12/2023.

Trang nhất số báo 295 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 20/12/2023.
Trang nhất số báo 295 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 20/12/2023.

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: Phát triển nền ngoại giao hiện đại, mang đậm bản sắc“câytre Việt Nam”

Sáng 19/12, tại Hà Nội, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” chính thức khai mạc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự, phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu tham quan trưng bày ảnh về Ngoại giao Việt Nam. Ảnh: Trí Dũng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu tham quan trưng bày ảnh về Ngoại giao Việt Nam. Ảnh: Trí Dũng

Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng gắn với phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô

Chiều 19/12, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy T.Ư tiến hành hội nghị đánh giá kết quả 1 năm hoạt động phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tặng hoa chúc mừng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang. Ảnh: Thanh Hải
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tặng hoa chúc mừng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang. Ảnh: Thanh Hải

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội thăm, chúc mừng Giáo phận Hưng Hóa
Sáng 19/12, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đến thăm, chúc mừng Giáo phận Hưng Hóa (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) nhân dịp lễ Giáng sinh 2023 và chuẩn bị chào đón năm mới 2024. Cùng đi có Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Nguyễn Lan Hương.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến tặng hoa chúc mừng Giáo phận Hưng Hóa nhân dịp lễ Giáng sinh 2023. Ảnh: Công Hùng
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến tặng hoa chúc mừng Giáo phận Hưng Hóa nhân dịp lễ Giáng sinh 2023. Ảnh: Công Hùng

Phụ cấp bác sĩ đã lỗi thời

Mức phụ cấp, chế độ tiền trực cho nhân viên y tế hiện rất thấp, được xây dựng, thực hiện từ hơn 10 năm, không còn phù hợp với cơ chế thị trường. Từ thực tế đó, Công đoàn ngành Y tế Việt Nam đề nghị nâng phụ cấp theo lương cơ sở 1,8 triệu đồng thực hiện từ tháng 7/2023. Nhiều ý kiến cho rằng, cần thay đổi chế độ, chính sách phù hợp với đóng góp, công lao của y bác sĩ.

Cán bộ y tế thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Ảnh: Trần Dũng
Cán bộ y tế thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Ảnh: Trần Dũng

Dệt may giảm phụ thuộc thị trường lớn

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải đánh giá, thị trường dệt may năm 2023 trầm lắng hơn, nhưng kim ngạch xuất khẩu đã phục hồi hoàn toàn và có xu hướng vượt qua thời điểm trước dịch. Trong đó, dệt may Việt Nam đã bứt phá về thị trường, mặt hàng với 104 thị trường xuất khẩu, trong đó có nhiều thị trường mới như châu Phi, Nga, các nước đạo Hồi. Điều này cho thấy, dệt may Việt Nam đang dần giảm phụ thuộc vào những thị trường lớn.

May hàng xuất khẩu tại Công ty May Sơn Tây, thị xã Sơn Tây. Ảnh: Thanh Hải
May hàng xuất khẩu tại Công ty May Sơn Tây, thị xã Sơn Tây. Ảnh: Thanh Hải

Nợ xấu có nguy cơ phình to

Gần đây, trên trang web của nhiều ngân hàng, các thông báo bán nợ, đấu giá khoản nợ xuất hiện dày đặc. Không ít ngân hàng đang phải đối mặt với việc khó bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, dù đã giảm giá rất thấp so với giá trị khoản vay.

Khách hàng giao dịch tại VietinBank, chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Hải Linh
Khách hàng giao dịch tại VietinBank, chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Hải Linh

Thị trường bất động sản năm 2024: Kỳ vọng phục hồi
Năm 2023 đi qua với nhiều biến động tiếp tục xảy ra với thị trường bất động sản (BĐS), tình trạng này có thể kéo dài đến nửa đầu năm 2024. Tuy nhiên, theo đánh giá 2024 sẽ là năm để thị trường tạo bước chuyển mình cho một chu kỳ hồi phục phát triển mới.

Theo đánh giá 2024 sẽ là năm thị trường BĐS tạo bước chuyển mình cho một chu kỳ hồi phục phát triển mới. Ảnh: Thanh Hải
Theo đánh giá 2024 sẽ là năm thị trường BĐS tạo bước chuyển mình cho một chu kỳ hồi phục phát triển mới. Ảnh: Thanh Hải

Giải bài toán thiếu nước sạch đô thị: Quản lý chặt các chỉ tiêu quy hoạch
Trước tốc độ gia tăng dân số nhanh, nhiều lĩnh vực hạ tầng của Thủ đô Hà Nội đang chịu áp lực quá tải.  Trong đó, lĩnh vực cấp nước nước sạch đã và đang là vấn đề quan tâm của rất nhiều người dân khi tình trạng thiếu nguồn nước sinh hoạt hay chất lượng nước không thực sự “sạch” thường xuyên xảy ra tại một số khu đô thị (KĐT) tập trung đông dân cư. Những tồn tại, bất cập này cần sớm có định hướng giải quyết trong các quy hoạch lớn của Thủ đô đang xây dựng.

Công nhân vận hành hệ thống sản xuất nước sạch tại Nhà máy Nước mặt sông Đuống. Ảnh: Thanh Hải
Công nhân vận hành hệ thống sản xuất nước sạch tại Nhà máy Nước mặt sông Đuống. Ảnh: Thanh Hải

Thủ môn Nguyễn Filip được nhập quốc tịch Việt Nam
Sáng 19/12, Sở Tư pháp Hà Nội đã tổ chức Lễ trao quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với ông Nguyễn Filip - Thủ môn Câu lạc bộ bóng đá Công an Hà Nội. Dự buổi lễ có đại diện Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, lãnh đạo Sở Tư pháp Hà Nội, Câu lạc bộ bóng đá Công an Hà Nội, thủ môn Nguyễn Philip.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thanh Cao trao Quyết định nhập Quốc tịch Việt Nam cho ông Nguyễn Filip. Ảnh: Hồng Thái
Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thanh Cao trao Quyết định nhập Quốc tịch Việt Nam cho ông Nguyễn Filip. Ảnh: Hồng Thái

Nỗ lực tăng sự hài lòng của người dân
Xác định con người là yếu tố tiên quyết đến thành công trong cải cách hành chính nên TP Hà Nội đang tập trung trước hết vào các giải pháp làm thay đổi “từ nhận thức đến hành động” ở 2 nhóm đối tượng là công chức giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) và công dân thực hiện TTHC.

Giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa quận Ba Đình. Ảnh: Thanh Hải
Giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa quận Ba Đình. Ảnh: Thanh Hải

Đề xuất tập trung 6 lĩnh vực phát triển công nghiệp văn hóa

Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức với quy mô toàn quốc sẽ diễn ra vào ngày 24/12 tới đây, trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và kết hợp với trực tuyến các điểm cầu ở các địa phương. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ chủ trì, điều hành hội nghị quan trọng này. Hội nghị diễn ra trong niềm hy vọng là cuộc trao đổi, học hỏi giữa các bộ, ngành, địa phương về việc tháo gỡ khó khăn, đầu tư nguồn lực cho phát triển công nghiệp văn hóa.

Tái tạo không gian Nhà máy xe lửa Gia Lâm thành nơi sáng tạo của nghệ sĩ, trở thành điểm sáng của Hà Nội trong quá trình thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa. Ảnh: Lại Tấn
Tái tạo không gian Nhà máy xe lửa Gia Lâm thành nơi sáng tạo của nghệ sĩ, trở thành điểm sáng của Hà Nội trong quá trình thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa. Ảnh: Lại Tấn

Thúc đẩychuyển đổi số trong dạy- học

Tới đây 120 học sinh và 30 giáo viên tại Trường THCS Xuy Xá (huyện Mỹ Đức) sẽ được Google for Education thực hiện thí điểm chương trình chuyển đổi số, triển khai mô hình lớp học thông minh; từ đó tạo tính lan tỏa đến các trường học trên đại bàn toàn TP.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học tại Trường THCS Ngô Quyền, huyện Đông Anh. Ảnh: Thanh Hải
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học tại Trường THCS Ngô Quyền, huyện Đông Anh. Ảnh: Thanh Hải

Quỹ Khuyến nông Hà Nội: Sẽ cho vay theo chuỗi giá trị
Dựa vào nhu cầu thực tế, trên cơ sở liên kết các hộ lại, Quỹ Khuyến nông (QKN) Hà Nội sẽ triển khai cho vay đối với những mô hình, những hộ theo chuỗi giá trị. Từ đó, nâng hiệu quả sản xuất, giá trị sản phẩm cũng như thu nhập của người nông dân.

Nhờ đầu tư máy cho cá ăn, ông Thanh tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Ảnh: Ánh Ngọc
Nhờ đầu tư máy cho cá ăn, ông Thanh tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Ảnh: Ánh Ngọc

Doanh nghiệp toàn cầu phá sản gia tăng chóng mặt

Tình trạng này diễn ra ở hầu hết các nền kinh tế tiên tiến, khi chi phí đi vay ngày càng cao và chính phủ không còn trợ cấp hàng nghìn tỷ USD cho doanh nghiệp như thời Covid-19.

Biển hiệu“Đóng cửa”trên một số cửa hàng tại Berlin, Đức. Ảnh:The FinancialTimes
Biển hiệu“Đóng cửa”trên một số cửa hàng tại Berlin, Đức. Ảnh:The FinancialTimes