Tin tức hấp dẫn nhất trên báo in ra ngày 25/11/2023

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đường sắt biến hạn chế thành nguồn lực; Đánh thức di sản văn hóa theo hướng thiết kế, sáng tạo... là những tin tức hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị số 274 phát hành ngày 25/11/2023.

Trang nhất số báo 274 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 25/11/2023.
Trang nhất số báo 274 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 25/11/2023.

Đường sắt biến hạn chế thành nguồn lực

Đường sắt đã gặp nhiều khó khăn khi hoạt động kinh doanh liên tục thua lỗ. Một trong những nguyên nhân chính là hạ tầng đường sắt quá cũ kỹ, lạc hậu, không còn sức hút với dịch vụ vận tải. Tuy nhiên, cũng với hạ tầng đó, nếu sử dụng để phát triển du lịch, đường sắt hoàn toàn có thể biến hạn chế thành nguồn lực cho chính mình.

Đường sắt biến hạn chế thành nguồn lực  Nguyễn Quý Đường sắt đã gặp nhiều khó khăn khi hoạt động kinh doanh liên tục thua lỗ. Một trong những nguyên nhân chính là hạ tầng đường sắt quá cũ kỹ, lạc hậu, không còn sức hút với dịch vụ vận tải. Tuy nhiên, cũng với hạ tầng đó, nếu sử dụng để phát triển du lịch, đường sắt hoàn toàn có thể biến hạn chế thành nguồn lực cho chính mình.
Du lịch bằng tàu hỏa sẽ giúp du khách có nhiều trải nghiệm, ngắm được phong cảnh hùng vĩ. Ảnh: Lam Thanh

Tiềm năng bị bỏ ngỏ

Hạ tầng đường sắt lâu nay vẫn được coi là bị khai thác theo kiểu “tận thu” đến mức kiệt quệ và xuống cấp nghiêm trọng như hiện tại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, tiềm năng của hạ tầng đường sắt vẫn chưa được chúng ta khai thác hết.

Du lịch bằng tàu hỏa đang là một trong những lựa chọn hấp dẫn đối với du khách. Ảnh: Đường sắt Việt Nam
Du lịch bằng tàu hỏa đang là một trong những lựa chọn hấp dẫn đối với du khách. Ảnh: Đường sắt Việt Nam

Bùng nổ xu hướng du lịch tàu hỏa trên thế giới

Nhiều nước trên thế giới đang đẩy mạnh phát triển du lịch bằng đường sắt nhằm tận dụng được những ưu thế như giá thành rẻ, giảm lượng khí thải carbon lại vừa có được trải nghiệm thú vị trên các cung đường.

Tàu nhanh Bernina Express nổi tiếng thế giới của Thụy Sĩ. Nguồn: myswitzerlandvisit.com
Tàu nhanh Bernina Express nổi tiếng thế giới của Thụy Sĩ. Nguồn: myswitzerlandvisit.com

KTS Đoàn Kỳ Thanh: Tạo nên câu chuyện văn hóa trên hành trình di chuyển

Mừng vui vì các địa điểm như Ga Long Biên, Ga Hà Nội, Ga Gia Lâm vốn tưởng khô cứng nhưng được thí điểm kiến trúc và sắp đặt lại không gian, thổi hổn văn hóa trên từng khoang tàu. KTS Đoàn Kỳ Thanh - Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Avant, người sáng lập các không gian sáng tạo như: Zone 9, Hanoi Creative City cho rằng tư duy sáng tạo đã diễn ra ở mọi ngóc ngách của Hà Nội để tạo dựng nên niềm hy vọng và điểm đến hấp dẫn với người dân và du khách.

KTS Đoàn Kỳ Thanh.
KTS Đoàn Kỳ Thanh.

Giá vàng sẽ bứt phá vào cuối năm?

Chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, giá vàng liên tục lập đỉnh. Giá vàng thế giới vượt mốc 2.000 USD/ounce. Giá vàng SJC trong nước cũng vượt 72 triệu đồng còn vàng nhẫn lập kỷ lục mới trên 61 triệu đồng/lượng.

Mua bán vàng tại một cửa hàng trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Mua bán vàng tại một cửa hàng trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

AT Group và hành trình khởi nghiệp thành công từ cây nấm trùng thảo

Là dược liệu quý với hàm lượng dinh dưỡng cao, nấm trùng thảo từng xuất hiện trên thị trường với giá vô cùng đắt đỏ, nhưng nay nhờ công nghệ nuôi cấy theo mô hình công nghiệp hiện đại, AT Group đã bình dân hoá để sản phẩm này có thể đến với mọi người, mọi nhà…

Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc AT Group (đứng cuối) cùng Nguyễn Tuấn Thanh, Đặng Minh Hà và Nguyễn Quốc Sang, 4 thành viên quan trọng sáng lập AT Group. Ảnh: Tiểu Thúy
Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc AT Group (đứng cuối) cùng Nguyễn Tuấn Thanh, Đặng Minh Hà và Nguyễn Quốc Sang, 4 thành viên quan trọng sáng lập AT Group. Ảnh: Tiểu Thúy

Đánh thức di sản văn hóa theo hướng thiết kế, sáng tạo

Ngày 30/10/2019, TP Hà Nội được vinh danh là thành viên Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO(UCCN) với mục tiêu lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững. Nhìn lại một chặng đường sau hơn 4 năm thực hiện các sáng kiến để thúc đẩy Thiết kế sáng tạo trong các chương trình phát triển văn hóa - kinh tế - xã hội, đến nay, TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả. Nổi bật trong những kết quả đó là việc “đánh thức” các tiềm năng di sản văn hoá đã bị lãng quên theo hướng thiết kế, sáng tạo

Bài 1: Hành trình đánh thức dòng chảy di sản

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 đã diễn ra được hơn 1 tuần lễ. Chỉ trong 3 ngày, lễ hội đã thu hút được hơn 70.000 người đến tham quan, trải nghiệm. Từ đó, những di sản công nghiệp của Thủ đô như Nhà máy Xe lửa Gia lâm, Tháp nước Hàng Đậu, Ga Long Biên, Ga Gia Lâm… được “đánh thức”. Qua đó, cách ứng xử, cảm nhận của cộng đồng về di sản công nghiệp đã có sự thay đổi với nhiều kỳ vọng mới cho một TP đầy sức sống từ mạch nguồn di sản.

Không gian sáng tạo từ Nhà máy xe lửa Gia Lâm được phục dựng tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023. Ảnh: Phạm Hùng
Không gian sáng tạo từ Nhà máy xe lửa Gia Lâm được phục dựng tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023. Ảnh: Phạm Hùng

Điểm hẹn cho người yêu văn hóa, nghệ thuật

Trong khuôn khổ Lễ Hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, các quận, huyện, thị xã cũng tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng nhằm kết nối sự sáng tạo và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, hướng tới sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo của Thủ đô Hà Nội.

Trình diễn nghệ thuậttuồng truyền thống. Ảnh: Quang Huy
Trình diễn nghệ thuậttuồng truyền thống. Ảnh: Quang Huy

Phát triển không gian Thủ đô theo đúng định hướng quy hoạch chung: Giám sát chặt việc thực hiện quy hoạch

Triển khai Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến 2030, tầm nhìn 2050, thời gian qua công tác quy hoạch trên địa bàn TP Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần phát triển đô thị ngày càng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, công tác quản lý quy hoạch, thực hiện triển khai theo quy hoạch còn không ít hạn chế, dẫn đến những định hướng lớn về phát triển không gian đô thị chậm được hiện thực hóa.

Định hướng phát triển không gian trong điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065.
Định hướng phát triển không gian trong điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065.

Thực phẩm organic ngày càng được ưa chuộng

Một cuộc khảo sát quy mô lớn, kéo dài từ tháng 9/2022 đến tháng 10/2023, của Hội Doanh nghiệp hàng chất lượng cao cho thấy: “Thị trường tiêu dùng Việt đang dần phát triển về chiều sâu khi nhu cầu sử dụng sản phẩm vì sức khỏe, xanh - sạch, có tính bền vững ít tác động tới môi trường... của người dân ngày càng cao”.

Người tiêu dùng có xu hướng chọn các sản phẩm organic. Ảnh: Công Hùng
Người tiêu dùng có xu hướng chọn các sản phẩm organic. Ảnh: Công Hùng

Ngôi nhà chung của anh em

Khi chị gọi điện cho mẹ thông báo, anh em trong nhà nói rằng, mẹ cứ viết di chúc, không cần công chứng, là nhà sẽ để lại cho tất cả các con, để mỗi đứa mỗi khi về quê như về nhà của mình, của bố mẹ. Lúc đó, chị nghe giọng mẹ hơi nghèn nghẹn: “Mẹ đồng ý”.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Người già làm gì để duy trì sức khỏe?

ThS.BS Trần Tấn Đạt

Tuổi cao đồng nghĩa sức khỏe suy giảm, nhất là nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ … Vì vậy, để duy trì, cải thiện sức khỏe bản thân những người trung cao tuổi cần cân bằng ăn uống, năng vận động để giữ sức khỏe dẻo dai, tinh thần lạc quan, minh mẫn.

Khám và tư vấn sức khỏe cho người cao tuổi tại Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Khám và tư vấn sức khỏe cho người cao tuổi tại Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Nỗi nhớ mùa Đông

Hoa sữa còn thơm mà ai cũng nhắc mùa Đông, đoán già, đoán non xem có lạnh không, đám thanh tân có phần ngóng trông. Chẳng phải vì khăn áo mới mà vì đôi bàn tay mùa này, có khi được ủ ấm. Đến hẹn lại lên, Đông đã về. Mấy người xem lịch để biết giời đã lập Đông, hay chỉ nghe qua tín hiệu sương gió, hanh hao và cúc họa mi về phố.

Thiếu nữ Hà thành bên hoa cúc họa mi. Ảnh: Phạm Hùng
Thiếu nữ Hà thành bên hoa cúc họa mi. Ảnh: Phạm Hùng

Về Đền Cả, ngắm kiến trúc cổ và xem hầu đồng

Đền Cả ở phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) là công trình kiến trúc cổ kính, linh thiêng. Lễ hội Đền Cả được tổ chức hằng năm là dịp để khơi dậy nét đẹp văn hóa truyền thống, trở thành điểm đến tham quan, hành lễ rất ý nghĩa của người dân, du khách.

Đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười có giá trị rất lớn về lịch sử, văn hóa. Ảnh: Đức Hùng
Đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười có giá trị rất lớn về lịch sử, văn hóa. Ảnh: Đức Hùng

Khát vọng “cầu đất liền” của Thái Lan

Ngay sau khi nhậm chức hồi tháng 8, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã tích cực công du nước ngoài và tham dự nhiều cuộc họp với các đại sứ. Tất cả là nhằm mời chào đầu tư cho siêu dự án Land Bridge nối hai bờ biển Đông - Tây của Thái Lan.

Thủ tướngThái Lan SretthaThavisin thảo luận về đề xuất của ông đối với dự án Land Bridge,tại một cuộc họp với các quan chức Chính phủvào ngày 2/11/2023. Ảnh: X
Thủ tướngThái Lan SretthaThavisin thảo luận về đề xuất của ông đối với dự án Land Bridge,tại một cuộc họp với các quan chức Chính phủvào ngày 2/11/2023. Ảnh: X