Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức hấp dẫn nhất trên báo in ra ngày 7/10/2023

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nỗ lực để đạt tăng trưởng GDP 6%; Du lịch dần phục hồi bứt tốc đón khách quốc tế .... là những tin tức hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị Cuối tuần số 232 ra ngày 7/10/2023.

Trang nhất số báo 232 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 7/10/2023.
Trang nhất số báo 232 - Báo in Kinh tế & Đô thị Cuối tuần phát hành ngày 7/10/2023.

Nỗ lực để đạt tăng trưởng GDP 6%

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng qua tăng 4,24% so với cùng kỳ, là con số khá tích cực khi tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, nhưng thách thức trong thời gian còn lại của năm là rất lớn để đạt tăng trưởng cả năm là 6%

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng qua tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh :Thanh Hải
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng qua tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh :Thanh Hải

Trụ cột đầu tư công

Những tháng cuối năm tổng cầu trong nước được đẩy mạnh hơn để bù đắp cho sự suy giảm xuất khẩu. Đầu tư công sẽ giúp tăng tổng cầu, đồng thời tạo hiệu ứng lan tỏa tới nhiều ngành, nghề và DN.

Xuất khẩu hàng hóa tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Trần Dũng
Xuất khẩu hàng hóa tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Trần Dũng

Eurozone đối mặt giảm tốc do chính sách thắt chặt tiền tệ

Mặc dù chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang phát huy hiệu quả khi lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có chiều hướng hạ nhiệt, song lại tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế.

Lạm phát tại Eurozone trong tháng 9 giảm về mức thấp nhất trong gần 2 năm. Nguồn: tokenist.com
Lạm phát tại Eurozone trong tháng 9 giảm về mức thấp nhất trong gần 2 năm. Nguồn: tokenist.com

Tìm giải pháp đột phá tạo động lực tăng trưởng

Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, TS Cấn Văn Lực cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thới giới khó khăn, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 đạt 6% cũng đã là thành tích.

TS Cấn Văn Lực
TS Cấn Văn Lực

Du lịch dần phục hồi bứt tốc đón khách quốc tế 

Sau 3 năm 2020 - 2022 bị ngưng trệ vì đại dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam đang hối hả tăng tốc phục hồi khi mục tiêu thu hút 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023. Tính đến hết tháng 9, mục tiêu này đã hoàn thành. Từ kết quả khả quan đó du lịch Việt Nam đang kỳ vọng có thể bứt tốc, nâng mục tiêu đón thêm du khách quốc tế trong quý cuối cùng của năm 2023.

Du khách quốc tế tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Ảnh: Phạm Hùng
Du khách quốc tế tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Ảnh: Phạm Hùng

Câu lạc bộ CEO 1983 - sân chơi hữu ích cho doanh nghiệp Việt

Sau 1 năm được thành lập và đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) CEO 1983 đang dần khẳng định là sân chơi hữu ích, thu hút sự quan tâm, tham gia của hàng trăm DN lớn nhỏ, với mục tiêu đồng hành cùng phát triển.

CEO Talks với sự tham gia của những chuyên gia kinh tế hàng đầu thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Ảnh: Lâm Nguyễn
CEO Talks với sự tham gia của những chuyên gia kinh tế hàng đầu thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Ảnh: Lâm Nguyễn

 Đòn bẩy cho doanh nghiệp phát triển văn hóa sáng tạo bứt phá

Được đánh giá là có tiềm năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với một thị trường sôi động cho các sản phẩm và dịch vụ văn hóa sáng tạo nội địa, tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) hiện đang gặp phải nhiều khó khăn do thiếu các cơ chế, chính sách ưu đãi chuyên biệt đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực này. Những năm gần đây, nhận thức rõ được những bất cập và hạn chế, Chính phủ và các bộ, ngành,  tỉnh, thành đã có những điều chỉnh và cập nhật.

Bài 1: Đánh thức tiềm năng công nghiệp văn hóa

Những năm qua, các ngành CNVH và sáng tạo có đóng góp mạnh mẽ cho nền kinh tế quốc gia. Theo số liệu thống kê, các ngành CNVH đã đóng góp hơn 4% tổng giá trị gia tăng vào năm 2022.

Lễ hội đường phố trong chương trình Carnaval Thu Hà Nộitại phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm ngày 1/10 vừa qua. Ảnh: Công Hùng
Lễ hội đường phố trong chương trình Carnaval Thu Hà Nộitại phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm ngày 1/10 vừa qua. Ảnh: Công Hùng

Hà Nội phát triển công nghiệp văn hóa gắn với “Thành phố sáng tạo”

Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/2/2022, của Thành ủy Hà Nội “Về phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” xác định quan điểm phát triển CNVH góp phần bồi đắp và phát triển hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, đưa Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo”, quảng bá và nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới. Do đó, TP Hà Nội luôn chú trọng gắn kết giữa phát triển các ngành CNVH với xây dựng và định vị thương hiệu “Thành phố sáng tạo”.

Bảo tàng Hà Nội là mộttrong những công trình xanh, sáng tạo độc đáo của Hà Nội. Ảnh: Nam Nguyễn
Bảo tàng Hà Nội là một trong những công trình xanh, sáng tạo độc đáo của Hà Nội. Ảnh: Nam Nguyễn

Tại sao chưa dẹp được vấn nạn "cò"  bến xe?

Hiện tượng “cò mồi” chèo kéo khách tại khu vực các bến xe lớn của Hà Nội vẫn diễn ra nhức nhối, đặc biệt là trong bối cảnh xe khách tuyến cố định (XKTCĐ) gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Hơn nữa, hình thức chộp giật khách cũng trở nên đa dạng, khó xử lý hơn.

“Cò mồi” xe ôm tụ tập trước cổng Bến xe Giáp Bát. Ảnh: Thế Hà
“Cò mồi” xe ôm tụ tập trước cổng Bến xe Giáp Bát. Ảnh: Thế Hà

Mạng lưới làm mát thay thế máy điều hòa gia đình

Các máy điều hòa không khí tiêu tốn nhiều năng lượng được lắp đặt  ngày càng nhiều để chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu. Điều này gây ra nhiều hệ lụy: làm mát trong nhà nhưng ngoài trời nóng lại càng nóng, năng lượng tiêu tốn kinh khủng và ô nhiễm môi trường tăng. Phương pháp mạng lưới làm mát dùng cho cả một khu vực (tòa nhà, khu phố...) đang là giải pháp thay thế được các nước trên thế giới chú ý sử dụng. 

Phòng máy bơm nhiệt ở Munich sử dụng nhiệt thải có thể cung cấp nhiệt cho 117 căn hộ; nước mất nhiệt sẽ đi vào hệ thống mạng làm mát.
Phòng máy bơm nhiệt ở Munich sử dụng nhiệt thải có thể cung cấp nhiệt cho 117 căn hộ; nước mất nhiệt sẽ đi vào hệ thống mạng làm mát.

Dâu trưởng…

Là sự tiếp nối truyền thống gia đình, nên khi lấy vợ cho Thịnh đứa út (cũng là trai duy nhất), bà Sáng như “cất được gánh nặng”, bởi từ đây bà sẽ truyền “chức” dâu trưởng cho Linh. Việc cách nay 30 năm, bà đã nhận sự “bàn giao” từ mẹ chồng!

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bệnh lý hở van ba lá - chẩn đoán và điều trị

Bệnh van ba lá là bệnh lý tim có thể có nhiều mức độ khác nhau. Một số người bẩm sinh đã mắc bệnh, một số lại mắc bệnh trong cuộc đời thông qua nhiễm trùng, bệnh tật hoặc chấn thương. May mắn thay, đây là tình trạng có thể điều trị được bằng những tiến bộ y khoa hiện có.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Đổi thay không gian Hồ Gươm

Sau nhiều lần chỉnh trang, tôn tạo, Hồ Gươm giống như một giao lộ, điểm kết nối hai nét kiến trúc và văn hóa Đông-Tây. Cùng với những nếp quen cũ, những tập quán sinh hoạt truyền thống của người Hà Nội, diện mạo mới của một đô thị phương Tây khiến cho lối sống của người dân có thêm nhiều điều mới mẻ. Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2023), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức triển lãm “Hồ Gươm - Giao lộ Đông Tây”.

Toàn cảnh không gian Hồ Gươm và vùng phụ cận. Ảnh: Hoàng Hà
Toàn cảnh không gian Hồ Gươm và vùng phụ cận. Ảnh: Hoàng Hà

Phía sau một đường hầm được xem là “kỳ tích”

Bergen - TP lớn thứ hai của Na Uy - vốn thu hút du khách bởi thiên nhiên hùng vĩ. Nhưng điểm gây chú ý gần đây nhất  của Bergen lại là một sản phẩm nhân tạo: Tháng 4 năm nay, TP đã khai trương đường hầm xuyên núi dài 3m, dành riêng cho người đi xe đạp và đi bộ.

Trẻ em đạp xe qua đường hầm Fyllingsdalen ở Bergen,NaUy,tháng 6/2023. Ảnh: Getty Images
Trẻ em đạp xe qua đường hầm Fyllingsdalen ở Bergen, NaUy, háng 6/2023. Ảnh: Getty Images