Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tin tức kinh tế 23/5: tiền gửi dân cư tăng mạnh

Kinhtedothi – Giá vàng đồng loạt lao dốc; tiền gửi dân cư tăng mạnh; giá mít Thái rớt sâu, chỉ còn 4.000 đồng/kg… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 23/5.

Tiền gửi dân cư tăng mạnh

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố số liệu mới nhất về tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng.

Tin tức kinh tế 23/5: tiền gửi dân cư tăng mạnh. Ảnh minh hoạ

Theo đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong hai tháng đầu năm giảm mạnh hơn 305.000 tỷ đồng (tương đương 3,98%), trong đó tháng 1/2025 giảm 233.000 tỷ đồng và tháng 2 tiếp tục rút ròng hơn 71.600 tỷ đồng. Đây là diễn biến thường thấy đầu năm khi doanh nghiệp đẩy mạnh chi tiêu cho sản xuất kinh doanh và các khoản thanh toán sau kỳ nghỉ Tết.

Trái ngược với khu vực doanh nghiệp, tiền gửi từ khu vực dân cư lại bứt phá mạnh mẽ, tăng hơn 301.000 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm - tương đương mức tăng 4,26%. Riêng tháng 2 ghi nhận mức tăng kỷ lục với 178.000 tỷ đồng, lên 7.366 triệu tỷ đồng - nối dài chuỗi 13 tháng tăng trưởng liên tiếp.

Giá vàng đồng loạt lao dốc

Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay ở ngưỡng 3.302,2 USD/ounce, giảm 35,7 USD/ounce.

Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng được Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 118 - 120 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giảm 1,3 triệu đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán ra so kết phiên trước đó.

Giá vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại DOJI niêm yết ở ngưỡng 112,5 - 115,5 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giảm 500.000 đồng/lượng chiều mua vào và giữ nguyên chiều bán ra so với kết phiên trước đó.

Giá mít Thái rớt sâu, chỉ còn 4.000 đồng/kg

Chỉ trong vòng 1 tháng, giá mít Thái đã giảm hơn 50%, hiện nhiều nơi thương lái chỉ thu mua với mức 4.000 – 10.000 đồng/kg.

Theo phản ánh của người trồng, mức giá này không đủ bù chi phí phân bón, nhân công và vận chuyển, khiến nhiều hộ đối mặt nguy cơ thua lỗ nặng.

Nguyên nhân chính được cho là do thị trường tiêu thụ đang chững lại. Trong khi đó, nguồn cung tăng mạnh vì nhiều vùng đang vào vụ thu hoạch rộ, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.

Thị trường cần khoảng 400 công ty cho thuê tài chính

Dư nợ cho thuê tài chính đến cuối quý I/2025 đạt gần 40.700 tỷ đồng, tăng trưởng 8,4% so với quý cùng kỳ năm 2024. Trong đó, số lượng khách hàng mới tăng trưởng gần 6%; số lượng hợp đồng cho thuê mới tăng trưởng 13% so với quý cùng kỳ. Đây là thông tin được đại diện Hiệp hội Cho thuê tài chính chia sẻ tại cuộc trao đổi với báo chí về một số hoạt động ngành cho thuê tài chính.

Theo Tổng thư ký Hiệp hội cho thuê tài chính, để thực thi tốt Nghị quyết 68, cần có quan điểm mở, thông thoáng hơn trong cấp phép để công ty cho thuê tài chính gia nhập thị trường vì đây là tổ chức cho vay không nhận tiền gửi từ dân cư, chỉ huy động từ các tổ chức, nguồn vay từ ngân hàng, vay qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Tại một số nước như Mỹ, Trung Quốc, Đức... số lượng công ty cho thuê tài chính gấp 10 lần số lượng ngân hàng thương mại. Do đó, nếu việt Nam có 37 Ngân hàng thương mại thì số công ty cho thuê tài chính cần có là khoảng 370 - 400 công ty. Từ đó, nhiều cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ dân được mở rộng, vì khi thuê tài chính là các bất động sản thì họ không cần thế chấp tài sản.

Bên cạnh đó, để triển khai hiệu quả và thiết thực Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân với ngành cho thuê tài chính, phải trả lời câu hỏi lớn nhất: làm sao nâng tầm quy mô hoạt động về dư nợ ít nhất 300-500.000 tỷ trong vòng 5 năm tới? Điều này có nghĩa là, mỗi năm tăng thêm dư nợ bằng 60-70% năm trước. Do đó, cần xây dựng Luật cho thuê tài chính trong vòng 3-5 năm tới.

Việt Nam nhập 200.000 - 300.000 tấn thịt gà đông lạnh mỗi năm

Giám đốc Phụ trách ngành hàng Công ty Agro Monitor Trần Ngọc Yến cho biết, tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng đàn gà lấy thịt giai đoạn 2020-2025 đạt bình quân trên 4%/năm. Tính hết năm 2025, tổng sản lượng thịt gà của Việt Nam đạt gần 2 triệu tấn, trong đó thịt gà trắng chiếm gần 40%. Lượng gà màu thịt xuất bán mỗi năm của Việt Nam hiện đạt khoảng 1,1 triệu tấn/năm.

Cũng theo bà Trần Ngọc Yến, cho dù sản xuất thịt gà nội địa của Việt Nam tăng nhưng quy mô thịt gà nhập khẩu cũng có xu hướng tăng, đặc biệt trong năm 2024. Theo đó, trong giai đoạn 2020-2024, Việt Nam chi mỗi năm 200-300 triệu USD để nhập 200.000 - 300.000 tấn thịt gà đông lạnh, tăng mạnh so với giai đoạn 2016-2019. Quy mô nhập khẩu thịt gà chiếm khoảng 15-17% tổng lượng thịt gà sản xuất nội địa nhưng chiếm 30% so với lượng gà trắng sản xuất nội địa.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kinh tế Nhật Bản đối mặt nhiều khó khăn

Kinh tế Nhật Bản đối mặt nhiều khó khăn

23 May, 05:08 AM

Kinhtedothi - Với tỷ lệ nợ công so với GDP cao ngất ngưởng, sự suy giảm kinh tế trong quý đầu năm 2025, và áp lực từ các chính sách thương mại của Mỹ, Nhật Bản đang đối mặt với một tương lai kinh tế đầy bất ổn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ