Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tin tức kinh tế ngày 18/3/2024: Giá vàng nhẫn giảm sâu, cước vận tải tăng mạnh

Kinhtedothi -  Giá dầu tăng nhẹ; 2 tháng đầu năm, xuất khẩu sắn tăng 20%; giá vàng nhẫn giảm sâu … là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 18/3.

Giá vàng nhẫn giảm sâu

Theo cập nhật giá vàng thế giới tính đến chiều 18/3, theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay tăng 2,3 USD so với mức chốt tuần trước lên 2.158 USD/ounce.

Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào chiều ngày 18/3, giá vàng SJC trong nước được niêm yết ở mức 79,4 – 81,4 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng thêm 200.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó.

Tin tức kinh tế ngày 18/3/2024: Giá vàng nhẫn giảm sâu, cước vận tải tăng mạnh. Ảnh minh hoạ 

Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 79,3 – 81,3 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng thêm 200.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó.

Đối với vàng nhẫn, Công ty Vàng bạc Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 67,67 - 68,820 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giảm mạnh 510.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm mạnh 760.000 đồng/lượng bán ra so với chốt phiên hôm qua.

2 tháng đầu năm, xuất khẩu sắn tăng 20%

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 2 đã thu về hơn 96 triệu USD với 217.037 tấn, giảm 48,7% về lượng và giảm 50,8% về trị giá so với tháng 1. Lũy kế 2 tháng đầu năm nay, sản lượng xuất khẩu sắn các loại đạt 639.061 tấn, giảm 9,1% so với cùng kỳ trong khi trị giá tăng mạnh 8,9%, đạt hơn 291 triệu USD.

Điểm sáng của xuất khẩu sắn trong 2 tháng đầu năm là giá tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, đạt bình quân 456 USD/tấn, tăng 20% so với 2T/2023. Trong khi đó, giá xuất khẩu sắn bình quân năm 2023 chỉ ở mức 282 USD/tấn.

Kết thúc tháng 2, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sắn lớn nhất với 599.930 tấn sắn, trị giá hơn 269 triệu USD, chiếm đến 93% cả về lượng lẫn kim ngạch trong tháng 2.

Giá cước vận tải biển tăng mạnh

Những căng thẳng trên Biển Đỏ đã gây thiệt hại cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng. Một số tác động tiêu cực có thể nhìn thấy ngay đó là việc giá cước vận tải tăng, tình trạng thiếu container rỗng, thời gian vận chuyển kéo dài hơn và ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng đơn hàng xuất nhập khẩu.

Cước tàu biển hiện đã tăng 50-70% khi căng thẳng Biển Đỏ leo thang, khiến doanh nghiệp lo ngại và đề nghị có chế tài xử lý hãng tàu lợi dụng tình hình tăng phí. Cước vận tải từ Việt Nam đến châu Âu đã tăng, với giá đi Hamburg (Đức) tăng gần 3 lần giai đoạn từ tháng 12/2023 đến tháng 1/2024. Một tàu chở hàng từ Singapore đến Rotterdam thường mất 26 ngày nhưng giờ chậm hơn 10 ngày do phải đổi lộ trình vòng qua Mũi Hảo Vọng của châu Phi.

Mỗi container 40ft doanh nghiệp gỗ nhập khẩu từ châu Âu về đã hơn 500 USD do ảnh hưởng căng thẳng Biển Đỏ.

Bộ Công Thương hỏa tốc chỉ đạo về xuất hóa đơn từng lần bán xăng dầu

Ngày 18/3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ký văn bản hỏa tốc gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; các thương nhân phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.

Văn bản của Bộ Công Thương nêu rõ, tại Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 5/3 của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ ngành, địa phương trong tháng 3 và thời gian tới tăng cường đôn đốc, giám sát, kiểm tra và quyết liệt thực hiện quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thủ tướng cũng giao các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để chỉ đạo lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu đến hết ngày 31/3/2024 không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Giá dầu tăng nhẹ

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 18/3 theo giờ Việt Nam, dữ liệu từ Oilprice cho hay, giá dầu Brent được giao dịch ở mức 85,38 USD/thùng, tăng 0,04 USD, tương đương 0,05% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 81,12 USD/thùng, tăng 0,08 USD, tương đương 0,1% so với phiên liền trước.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được bán ra như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 22.490 đồng/lít; xăng RON 95-III không quá 23.543 đồng/lít; dầu diesel không quá 20.549 đồng/lít; dầu hỏa không quá 20.706 đồng/lít; dầu mazut không quá 16.432 đồng/kg.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

06 Apr, 04:17 PM

Kinhtedothi- Năm 2025 là năm cuối thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, năm tăng tốc, bứt phá và về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIV của Đảng; đồng thời chuẩn bị tốt nền tảng sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

06 Apr, 04:16 PM

Kinhtedothi- Kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025. Kết quả tăng trưởng này đã vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 do thế giới biến động nhanh, nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

06 Apr, 03:08 PM

Kinhtedothi- Thực hiện Chương trình số 02-CTr/ TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025” kinh tế Thủ đô đã ghi nhận sự phục hồi tích cực. Hà Nội đang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ