Vingroup tham gia nhà ở xã hội: “Bom tấn” đánh thức thị trường nhà giá rẻ?
Những ngày qua, với việc tuyên bố tham gia phân khúc nhà ở xã hội (NƠXH) với giá dự kiến dưới 1 tỉ đồng/căn của tập đoàn Vingroup - nhà phát triển bất động sản (BĐS) hàng đầu Việt Nam, khiến dư luận dậy sóng. Đây cũng là phân khúc nhà được quan tâm nhất trong những năm gần đây, bởi sự thiếu hụt nguồn cung, DN không mặn mà. Thế nhưng thật chéo ngoe vì vẫn có dự án NƠXH ở ngay Hà Nội, thông báo tiếp nhận hồ sơ mua nhà lần thứ 24 vẫn… không đắt. Câu chuyện nhà ở dành cho người thu nhập thấp rõ ràng đang thiếu một đòn bẩy mạnh và cái tâm của DN, liệu Vingroup có làm được?
Có biện pháp quản lý chặt hơn với nhà, đất công
Sáng 1/6, Đoàn giám sát số 1 của HĐND TP Hà Nội do Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà làm Trưởng đoàn đã thực hiện giám sát chuyên đề tại quận Thanh Xuân về việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của TP.Tham dự có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam TP, Văn phòng Đoàn ĐB Quốc hội và HĐND TP, các Ban của HĐND TP và một số sở, ngành liên quan.
Quốc hội thảo luận về phát triển KT-XH và ngân sách Nhà nước: Tìm hướng gỡ các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công
Ngày 1/6, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH, ngân sách nhà nước năm 2021 và những tháng đầu năm 2022; Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết này. Nhiều giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và gỡ các điểm nghẽn trong phát triển đã được các đại biểu (ĐB) đề cập.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá
Chiều 1/6,tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội XV, Bộ trưởng BộGD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giảitrình về một số vấn đề liên quan đến tự chủ đại học, mức tăng học phí, sách giáo khoa đã được đại biểu Quốc hội đề cập đến trong phiên thảo luận.
Phát triển doanh nghiệp khoa học, công nghệ: Cần thêm đòn bẩy từ chính sách
Đặt mục tiêu đến năm 2025 có trên 200 DN khoa học và công nghệ (KH&CN), Hà Nội đã có nhiều chính sách khuyến khích loại hình DN này. Tuy vậy, so với tiềm năng thì số lượng DN còn khiêm tốn, sức cạnh tranh chưa cao, đòi hỏi TP cần nhiều chính sách hấp dẫn hơn.
Xuất khẩu đối mặt nhiều thách thức
Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2022 khi xuất siêu đạt hơn 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới được dự báo gặp không ít khó khăn do nhiều yếu tố bất lợi từ bên ngoài.
Vành đai 4 - Hướng đột phá chiến lược của Vùng Thủ đô - Bài cuối: Huy động mọi nguồn lực, đảm bảo tính khả thi của dự án
Sau nhiều lần điều chỉnh, tổng mức đầu tư cho dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô dự kiến vào khoảng 85.813 tỷ đồng, bao gồm cả chi phí GPMB, tái định cư. Các chuyên gia cho rằng, để đảm bảo tính khả thi, hấp dẫn nhà đầu tư, vốn Nhà nước cần chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn.
Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng - ngày đầu thu phí không dừng thuận lợi
Đúng 9 giờ ngày 1/6, trạm thu phí trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chuyển sang trạng thái thu phí không dừng toàn tuyến. Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, khi áp dựng phương thức này, do có phương án cụ thể nên phương tiện di chuyển dễ dàng, thuận lợi qua trạm.
Thu gom rác thải điện tử vẫn nhiều vướng mắc
Tại Luật Bảo vệ Môi trường từ năm 2005 đã quy định trách nhiệm phải thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng của nhà sản xuất, nhập khẩu pin. Nhưng đến nay, vẫn chưa có nhà sản xuất, nhập khẩu nào ra thông báo chính thức rằng sẽ thường xuyên nhận lại pin cũ từ cộng đồng. Có thể thấy, địa điểm thu hồi pin đang trở thành trở ngại lớn nhất đối với ý thức giữ gìn môi trường của người dân.
Vì một trường học không ma túy
Với mục tiêu một trường học không ma túy, những ngày này các em học sinh trường Trung cấp Kinh tế - Tài chính Hà Nội thuộc Sở LĐTB&XH Hà Nội đang sôi nổi tìm hiểu về Luật Phòng, chống ma túy (PCMT) năm 2021 để không học sinh nào vi phạm pháp luật.
Thêm những những dấu tích mới được phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long
Ngày 1/6, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội cho biết, sau thời gian khai quật khảo cổ học năm 2022 tại khu vực xung quanh và bên dưới nhà Cục Tác chiến, các nhà khảo cổ học đã phát hiện những dấu tích mới của sân Đan Trì và trục Ngự đạo.
Mái ấm yêu thương của trẻ khuyết tật
Những khiếm khuyết về thân thể, về trí tuệ dẫu khó được chữa lành, nhưng bù lại, dưới mái nhà chung là Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn (thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi), cơ hội để hòa nhập cộng đồng cùng những ước mơ, khát vọng của trẻ em kém may mắn được vun đắp, dựng xây.
Truy xuất nguồn gốc rau an toàn: Xây dựng lòng tin trong tiêu thụ
Việc phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với rau an toàn (RAT) trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn, đòi hỏi nỗ lực của các DN, HTX cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ các sở, ngành, địa phương của TP.
Triển khai mô hình an toàn thực phẩm tại bếp ăn các trường học: Kiểm soát chặt từng khâu
Vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) bếp ăn tập thể trong các trường học đang là mối quan tâm lớn của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, đặc biệt là khối Mầm non, Tiểu học và THCS, nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm, hậu quả sẽ rất lớn. Thời gian qua, Hà Nội đã chỉ đạo sát sao các địa phương, ngành GD & ĐT Thủ đô, cùng các nhà trường nghiêm túc thực hiện kiểm tra, giám sát đảm bảo ATTP trong học đường, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Cảnh báo khan hiếm lương thực toàn cầu
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine - cả hai nước sản xuất hàng hóa thực phẩm và năng lượng chính hàng đầu thế giới, đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất, thương mại và cung ứng toàn cầu ở những khu vực này, dẫn đến giá cả tăng vọt và nguy cơ khan hiếm lương thực toàn cầu.