Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in ngày 7/5

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việt Nam tìm cách kiểm soát lạm phát; Đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 101 ra ngày 7/5/2022.

Trang nhất số báo 101- Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 7/5/2022.
Trang nhất số báo 101- Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 7/5/2022.

Việt Nam tìm cách kiểm soát lạm phát

Áp lực lạm phát trong năm 2022 của Việt Nam đến từ vấn đề kinh tế vĩ mô và lạm phát chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như chuỗi cung ứng trong nước. Do đó, kịp thời cảnh báo nguy cơ, thực thi linh hoạt các giải pháp được coi là hai yếu tố cần và đủ nhằm kiềm chế lạm phát ở mức dưới 4% như mục tiêu Chính phủ đã đề ra.

Mặt hàng lương thực tăng cao sẽ tạo áp lực đến mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022. Ảnh: Thanh Hải
Mặt hàng lương thực tăng cao sẽ tạo áp lực đến mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022. Ảnh: Thanh Hải

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước

Nhận thức rõ tác động của giá xăng dầu đến nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế - xã hội, Bộ Công Thương đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, góp phần giảm áp lực lạm phát.

Người tiêu dùng mua xăng tại một cửa hàng tại Hà Nội. Ảnh: Hải Linh
Người tiêu dùng mua xăng tại một cửa hàng tại Hà Nội. Ảnh: Hải Linh

KTS Đoàn Kỳ Thanh: Không gian đi bộ đang chờ được đánh thức

Là thành viên sáng lập, người tiên phong trong việc hình thành ý tưởng xây dựng những không gian sáng tạo cho TP Hà Nội như Zone 9 (9 Trần Thánh Tông), X98 (98 Hoàng Cầu), Creative city (số 1 Lương Yên)…; cũng là thành viên của Hội đồng tư vấn nhiều không gian đi bộ ở Hà Nội, KTS Đoàn Kỳ Thanh khá vui mừng khi thấy Thủ đô đang mở ra nhiều không gian đi bộ mới. Nhưng ông cho rằng còn rất nhiều việc cần làm để kiến tạo các không gian này thành không gian điểm hẹn phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ tinh thần của người dân Thủ đô và du khách.

KTS Đoàn Kỳ Thanh
KTS Đoàn Kỳ Thanh.

Ngành đường sắt tìm lại thời vàng son: Bài 2: Sẽ vô nghĩa nếu chỉ giải quyết được phần ngọn

Để đường sắt thật sự “hồi sinh” sau tái cơ cấu cần một phương án phụ hợp và hiệu quả. Bởi nếu chỉ dừng lại ở câu chuyện tách - nhập các đơn vị trực thuộc, đây sẽ là “cuộc cách mạng” không triệt để.

Nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cách làm ăn là hướng đi duy nhất của đường sắt lúc này. Ảnh: Quý Nguyễn
Nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cách làm ăn là hướng đi duy nhất của đường sắt lúc này. Ảnh: Quý Nguyễn

Nông sản Việt tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Chế biến hạt điều xuất khẩu tại Công ty CP Xuất nhập khẩu điều Việt Hà (Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - HAPRO). Ảnh: Sinh Vũ
Chế biến hạt điều xuất khẩu tại Công ty CP Xuất nhập khẩu điều Việt Hà (Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - HAPRO). Ảnh: Sinh Vũ

Bảo Minh - 25 năm cùng nông dân nâng tầm hạt gạo

Trải qua hơn 25 năm sát cánh cùng bà con nông dân khắp cả nước phát triển vùng nguyên liệu, đến nay các sản phẩm lúa gạo mang thương hiệu Bảo Minh đã và đang từng bước khẳng định được giá trị, ngày một vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh (ngoài cùng bên phải) giới thiệu đến khách hàng một sản phẩm gạo đặc sản của doanh nghiệp. Ảnh: Trọng Tùng
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh (ngoài cùng bên phải) giới thiệu đến khách hàng một sản phẩm gạo đặc sản của doanh nghiệp. Ảnh: Trọng Tùng

Di sản kiến trúc thời Pháp: Gợi mở giải pháp bảo tồn - Bài 2: Đừng để phai màu công trình

Giá trị của kiến trúc Pháp tại Việt Nam đã được khẳng định trong thời gian qua. Tuy nhiên, đứng trước sự biến đổi về văn hóa, xã hội và kinh tế, quỹ di sản đô thị này đang dần bị mai một. Cụ thể là nhiều công trình bị thay tên đổi chủ, chưa kịp thời được xếp hạng để đưa vào danh mục bảo tồn nên bị phá dỡ không thương tiếc. Nhiều người lo ngại chỉ trong vài chục năm nữa di sản kiến trúc thời Pháp sẽ phai màu không chỉ ở Hà Nội mà còn ở nhiều TP khác.

Cầu Long Biên, một công trình kiến trúc thời Pháp. Ảnh Việt Dũng
Cầu Long Biên, một công trình kiến trúc thời Pháp. Ảnh: Việt Dũng

Phố cổ Tạ Hiện - “Viên ngọc quý” giữa lòng phố cổ Hà Nội

Trong những năm gần đây, Hà Nội đã có nhiều hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa khu phố cổ. Trong đó, dự án cải tạo phố Tạ Hiện là kinh nghiệm quý trong bảo tồn những công trình nhà ở của người dân, đảm bảo hài hoà yếu tố thẩm mỹ, kinh tế và nhận được sự đồng thuận của người dân.

Phố Tạ Hiện mang nét đẹp bình yên, cổ kính.
Phố Tạ Hiện mang nét đẹp bình yên, cổ kính.

Chính quyền thuộc địa Pháp với nông nghiệp Việt Nam

Người Pháp biết rất rõ tiềm năng nông nghiệp của Việt Nam nên ngay từ đầu, trong chính sách khai thác thuộc địa, đã chủ trương đầu tư vào lĩnh vực này. Chủ trương này đã làm đổi diện mạo nông nghiệp Việt Nam, đem lại cho người Pháp lợi nhuận kếch xù nhưng cũng gây ra nhiều đau khổ cho người nông dân Việt Nam.

Cảnh khổ cực của người nông dân trước Cách mạng Tháng 8. Ảnh tư liệu
Cảnh khổ cực của người nông dân trước Cách mạng Tháng 8. Ảnh: tư liệu

Mùa hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Cuba đã nổi lên như một điểm đến nổi tiếng đối với khách du lịch Nga trong những năm gần đây. JPG
Cuba đã nổi lên như một điểm đến nổi tiếng đối với khách du lịch Nga trong những năm gần đây. 

Bằng khen cho bà nội

Hôm thằng Bi mang bằng khen đoạt giải nhì (huy chương bạc) học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh về, nó mang thẳng đến hai tay trao cho bà nội và nói tặng bà, khiến bà rưng rưng nước mắt. Chị thấy khuôn mặt của bà nội - mẹ chồng mình rạng ngời mà cũng cảm thấy vui lây.

Chú ý đừng để trẻ thiếu nước mùa nắng nóng

Mùa hè nắng nóng, thời tiết oi bức làm cơ thể dễ bị mất nước. Trẻ em vì tính hiếu động, ham chơi đùa làm cho cơ thể bị xuất tiết nhiều mồ hôi khiến trẻ càng dễ bị thiếu nước. Trẻ thiếu nước biểu hiện qua những cơn “khát”, khi người lớn cho uống nước, trẻ sẽ uống “háo hức” để giải tỏa nhu cầu thiếu nước của cơ thể. Đây là thời gian, phụ huynh cần chú ý hơn để giúp trẻ uống đủ nước.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Điều trị bán trật khớp vai sau đột quỵ

Sau đột quỵ, trương lực cơ quanh vai yếu và trọng lực do đó dễ dẫn đến đau khớp vai và bán trật khớp vai. Do đó, thầy thuốc khuyến cáo cần tránh những bài tập gập vai quá mạnh, đột ngột và liên tục.

Điều trị trật khớp vai. Ảnh Tấn Vũ
Điều trị trật khớp vai. Ảnh: Tấn Vũ

“Ma trận” hàng gian, hàng giả tràn lan trên mạng

Thực trạng hàng gian, hàng giả đang khiến người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin vào cả các nền tảng bán hàng trực tuyến như: Facebook, Zalo, TikTok lẫn các sàn thương mại điện tử uy tín. Nhiều đối tượng đã lợi dụng bán hàng online để ngang nhiên kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật kiểm tra, xử lý.

Người tiêu dùng thận trọng khi mua bán hàng trên mạng xã hội. Ảnh Hải linh
Người tiêu dùng thận trọng khi mua bán hàng trên mạng xã hội. Ảnh: Hải linh

Trung Quốc đang cạn kiệt nước

Nguồn tài nguyên nước bị cạn kiệt có thể là vấn đề cấp bách nhất đối với Trung quốc hiện nay, nơi đang có hơn 1,4 tỷ dân với tốc độ công nghiệp hóa ngày càng tăng. Điều đáng lo hơn là những quốc gia thuộc châu Á, thậm chí toàn cầu bị ảnh hưởng.

Một dòng sông bị cạn ở Trung Quốc. Jpg
Một dòng sông bị cạn ở Trung Quốc.

Ngày Chiến thắng gây lo lắng

Kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5 đã luôn là một sự kiện quan trọng bậc nhất của nước Nga hàng năm trong hai thập kỷ qua. Nhưng năm nay, đã có những suy đoán từ phương Tây về việc liệu Ngày Chiến thắng có thể đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc chiến Nga - Ukraine chưa thấy hồi kết.

Diễn tập cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng ở TP Yekaterinburg, miền Trung nước Nga,ngày 25-4-2022. Ảnh TASS
Diễn tập cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng ở TP Yekaterinburg, miền Trung nước Nga,ngày 25/4/2022. Ảnh: TASS