Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in ra ngày 14/8/2024

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khắc phục mâu thuẫn, chồng chéo trong lập và thực hiện quy hoạch; Nợ xấu làm xấu bức tranh tín dụng năm 2024.... là những tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 14/8/2024.

Trang nhất số báo 188 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 14/8/2024.
Trang nhất số báo 188 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 14/8/2024.

Khắc phục mâu thuẫn, chồng chéo trong lập và thực hiện quy hoạch

Chiều 13/8, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

Quang cảnh phiên họp, chiều 13/8. Ảnh: Nghĩa Đức
Quang cảnh phiên họp, chiều 13/8. Ảnh: Nghĩa Đức

Lãnh đạo TP Hà Nội trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tại quận Cầu Giấy

Chiều 13/8, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã tới nhà riêng trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành Lê Thị Toan. Đảng viên Lê Thị Toan là cán bộ lão thành cách mạng (sinh ngày 31/10/1929; quê quán xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội). Ngày vào Đảng 11/7/1946 và ngày chính thức 2/2/1947. Hiện đang sinh hoạt tại Chi bộ số 16, Đảng bộ phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng đảng viên Lê Thị Toan (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy). Ảnh: Công Hùng
Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng đảng viên Lê Thị Toan (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy). Ảnh: Công Hùng

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo gỡ khó cho 4 dự án

Chiều 13/8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của UBND TP, chủ trì phiên họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các DN, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội. Cùng dự có các Phó Chủ tịch UBND TP, thành viên Tổ công tác.

Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì buổi làm việc. Ảnh: Phạm Linh
Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì buổi làm việc. Ảnh: Phạm Linh

Ứng dụng iHanoi: mỗi ngày xử lý khoảng 40 phản ánh kiến nghị của người dân

Số phản ánh kiến nghị qua ứng dụng iHanoi chuyển về TP Hà Nội giải quyết tăng nhanh trong đầu tháng 8/2024. Trung bình một ngày, TP tiếp nhận, điều phối xử lý khoảng 40 phản ánh chuyển đến sở, ban, ngành liên quan hoặc trả về đúng địa phương giải quyết.

Người dân tìm hiểu ứng dụng iHanoi. Ảnh: Diệu Linh
Người dân tìm hiểu ứng dụng iHanoi. Ảnh: Diệu Linh

Chủ động triển khai, đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sáng 13/8, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chủ trì buổi làm việc với Sở LĐTB&XH, Sở GD&ĐT và Sở Y tế Hà Nội về triển khai kế hoạch thi hành Luật Thủ đô 2024.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Hồng Thái
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Hồng Thái

Nhà nước sẽ điều tiết khi giá nhà đất tăng, giảm hơn 20% trong 3 tháng: hết cảnh “sốt nóng”, “đóng băng” bất thường?

Chính phủ vừa bổ sung quy định về điều tiết thị trường bất động sản (BĐS), theo đó khi giá BĐS biến động tăng hoặc giảm quá 20% trong 3 tháng, Nhà nước sẽ vào cuộc điều tiết thị trường. Tuy nhiên dư luận cho rằng thị trường vốn được quyết định bởi cung - cầu nên việc điều tiết thế nào là hợp lý vẫn còn nhiều băn khoăn.

Nhà nước điều tiết giá nhà đất là cần thiết nhưng phải trên tinh thần tôn trọng“luật chơi” của thị trường. Ảnh: Tiểu Thúy
Nhà nước điều tiết giá nhà đất là cần thiết nhưng phải trên tinh thần tôn trọng“luật chơi” của thị trường. Ảnh: Tiểu Thúy

Nợ xấu làm xấu bức tranh tín dụng năm 2024

Dù được giãn, hoãn nợ, xu hướng nợ xấu trong các ngân hàng thương mại vẫn tăng mạnh, với tỷ lệ nợ xấu nội bảng gần 5% và tổng tỷ lệ lên đến 6,9% khi bao gồm nợ tiềm ẩn. Nợ xấu vẫn tiếp tục trở thành một trong những thách thức lớn nhất của ngành ngân hàng trong năm 2024.

Nhiều ngân hàng thu hồi nợ xấu đang gặp khó khăn. Ảnh: Việt Linh
Nhiều ngân hàng thu hồi nợ xấu đang gặp khó khăn. Ảnh: Việt Linh

Phát triển thị trường carbon: lợi ích kép

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, phát triển thị trường carbon đã trở thành một trong những công cụ quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi xanh.

Thị trường carbon đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Ảnh: Thu Hoài
Thị trường carbon đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Ảnh: Thu Hoài

Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội: phương tiện đi làm của nhiều người dân

Những ngày vừa qua, tuyến ĐSĐT Nhổn - Ga Hà Nội đã chính thức đi vào vận hành để phục vụ người dân. Trong thời gian đầu khai trương, tuyến đã đón nhận hàng trăm ngàn lượt hành khách tới tham quan, trải nghiệm.

Người dân tại điểm soát vé tuyến đường sắt đô thị trên cao Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: Hải Linh
Người dân tại điểm soát vé tuyến đường sắt đô thị trên cao Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: Hải Linh

Tạo lập quỹ nhà ở vừa túi tiền giới trẻ

Xu hướng ngại cưới, không muốn hoặc sinh rất ít con đã xuất hiện tại Việt Nam, đặc biệt báo động ở một số đô thị điều kiện kinh tế phát triển. Điều này, sẽ đẩy nhanh quá trình suy thoái dân số và giá nhà tăng cao là nguyên nhân lớn thúc đẩy xu hướng này.

Những chính sách về tạo lập quỹ nhà ở vừa túi tiền sẽ giảm áp lực tài chính đối với nhóm dân số trẻ. Ảnh: Doãn Thành
Những chính sách về tạo lập quỹ nhà ở vừa túi tiền sẽ giảm áp lực tài chính đối với nhóm dân số trẻ. Ảnh: Doãn Thành

Kỳ vọng đất bãi giữa sông Hồng thành không gian xanh

Quá trình đô thị hóa tại Thủ đô diễn ra nhanh chóng khiến không gian sống bị thu hẹp, người dân thiếu địa điểm vui chơi giải trí, nhất là khu vực lõi nội đô. Nhiều người kỳ vọng sau khi quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được phê duyệt sẽ là cơ hội lớn để Hà Nội giải bài toán thiếu không gian xanh.

Khai thác hiệu quả quỹ đất bãi giữa sông Hồng để cải thiện cảnh quan, phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Hải Linh
Khai thác hiệu quả quỹ đất bãi giữa sông Hồng để cải thiện cảnh quan, phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Hải Linh

Nhân rộng những cách làm hiệu quả đưa kiến thức pháp luật đến gần người dân hơn

Bên cạnh thực hiện theo hình thức truyền thống, Hà Nội đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động, sáng tạo, đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại Trường THCS Khương Mai, quận Thanh Xuân. Ảnh: Hồng Thái
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại Trường THCS Khương Mai, quận Thanh Xuân. Ảnh: Hồng Thái

Vì sao thể thao Việt Nam liên tiếp trắng tay tại sân chơi Olympic?

Sau tấm Huy chương Vàng (HCV) của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympic 2016, thể thao Việt Nam “trượt dốc không phanh” với 2 kỳ Olympic liên tiếp trắng tay.

Tại Olympic Paris 2024, Đoàn Thể thao Việt Nam chỉ giành 16 suất tham dự và không có vận động viên nào giành được huy chương, trong khi nhìn sang các nước Đông Nam Á khác như Philippines, Thái Lan, Indonesia, Malaysia… đều có thành tích tương đối tốt.

Điều đáng nói, ở mỗi kỳ SEA Games, Việt Nam đều trong nhóm 3 nước có thành tích tốt nhất toàn đoàn. Vậy điều gì khiến Việt Nam luôn trắng tay tại sân chơi lớn như Olympic?

Bài 1: Từ “ông lớn” SEA Games đến “vùng trũng” ở Olympic

Ở 2 kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) gần nhất, thể thao Việt Nam luôn đứng đầu khu vực. Thậm chí, các vận động viên của Việt Nam bỏ xa đối thủ ở các đoàn thể thao khác. Dù vậy, khi bước ra sân chơi lớn, thể thao Việt Nam luôn hụt hơi và liên tiếp thất bại.

Xạ thủ Trịnh Thu Vinh là vận động viên thi đấu ấn tượng nhất của Việt Nam tại Olympic Paris 2024. Ảnh: Bùi Lượng
Xạ thủ Trịnh Thu Vinh là vận động viên thi đấu ấn tượng nhất của Việt Nam tại Olympic Paris 2024. Ảnh: Bùi Lượng

Giáo viên Hà Nội được tập huấn chuyên sâu trước thềm năm học mới

Để chuẩn bị đội ngũ tốt nhất cho năm học mới 2024 - 2025, các trường học tại Hà Nội đã và đang thực hiện nhiều chương trình tập huấn toàn diện cho giáo viên về cả kỹ năng, phương pháp giảng dạy và kiến thức chuyên môn.

Các nhà trường tích cực tập huấn giáo viên trước thềm năm học mới. Ảnh: Nam Du
Các nhà trường tích cực tập huấn giáo viên trước thềm năm học mới. Ảnh: Nam Du

Nhiều lợi ích từ sản xuất nông nghiệp xanh

Những năm qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã định hướng cho nông dân tập trung sản xuất nông nghiệp an toàn và thân thiện với môi trường. Từ đây, nhiều mô hình nông nghiệp xanh đã hình thành vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân tăng thu nhập, vừa bảo vệ môi trường sinh thái.

Canh tác lúa cải tiến, an toàn tại xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức. Ảnh: Ngọc Ánh
Canh tác lúa cải tiến, an toàn tại xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức. Ảnh: Ngọc Ánh

Thị trường vàng mã ế ẩm những ngày sát rằm tháng 7

Chỉ còn vài ngày nữa là đến rằm tháng 7, thế nhưng nhiều cửa hàng tại “thủ phủ” kinh doanh vàng mã, đồ thờ cúng trên phố Hàng Mã, Hàng Lược (Hoàn Kiếm) vẫn ế ẩm, thưa thớt người mua bởi tâm lý mua sắm đã phần nào thay đổi.

Người tiêu dùng mua hàng mã phục vụ Rằm tháng 7 trên phố Hàng Mã. Ảnh: Hoài Nam
Người tiêu dùng mua hàng mã phục vụ rằm tháng 7 trên phố Hàng Mã. Ảnh: Hoài Nam

"Cứu tinh" chặn đà lạm phát tại Mỹ

Sự thay đổi thói quen tiêu dùng của người Mỹ được các nhà kinh tế đánh giá sẽ góp phần giảm đà lạm phát của nước này đã kéo dài trong suốt 3 năm qua.

Lạm phát kéo dài khiến nhiều hộ dân Mỹ lựa chọn thắtlưng buộc bụng. Ảnh: Reuters
Lạm phát kéo dài khiến nhiều hộ dân Mỹ lựa chọn thắt lưng buộc bụng. Ảnh: Reuters