Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in ra ngày 22/8/2023

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đấu giá biển số xe ô tô: Giám sát chặt để ngăn tiêu cực; Doanh nghiệp khó vay vốn, vì sao?... là những tin tức hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị số 192 ra ngày 22/8/2023.

Trang nhất số báo 192 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 22/8/2023.
Trang nhất số báo 192 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 22/8/2023.

Đấu giá biển số xe ô tô: Giám sát chặt để ngăn tiêu cực
Nhiều người dân đã lập cho mình tài khoản tham gia đấu giá biển số xe trước phiên đấu giá đầu tiên diễn ra ngày hôm nay (22/8). Để việc đấu giá biển số xe ngày càng thu hút nhiều người dân, đem lại hiệu quả tích cực, việc này cần được thực hiện minh bạch và thuận tiện.

Biển số xe đẹp sẽ được đấu giá công khai, minh bạch. Ảnh: Việt Linh
Biển số xe đẹp sẽ được đấu giá công khai, minh bạch. Ảnh: Việt Linh

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với Ủy viên T.Ư Đảng khóa XIII
Sáng 21/8, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư tổ chức Khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII (Lớp thứ nhất).

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức T.Ư, Trưởng ban Chỉ đạo Lớp bồi dưỡng Trương Thị Mai cùng đại biểu và các học viên chụp ảnh chung. Ảnh: Văn Điệp
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức T.Ư, Trưởng ban Chỉ đạo Lớp bồi dưỡng Trương Thị Mai cùng đại biểu và các học viên chụp ảnh chung. Ảnh: Văn Điệp

Loại bỏ ngay tư duy khoán trắng công tác PCCC cho công an

Ngày 21/8, Văn phòng UBND TP Hà Nội ban hành thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn tại Hội nghị trực tuyến sơ kết triển khai thực hiện Chương trình, Kế hoạch trọng tâm về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn TP năm 2023.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Vân Hà
Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Vân Hà

Chuyển biến từ chấn chỉnh kỷ cương công vụ
8 tháng đầu năm 2023, với tinh thần quyết liệt, chủ động, hệ thống chính trị TP Hà Nội đã chú trọng, nỗ lực đổi mới, sâu sát, quyết liệt trong việc chỉ đạo, điều hành các công việc thường xuyên. Từ kết quả công tác chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương công vụ đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương công vụ đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Thanh Hải
Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương công vụ đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Thanh Hải

Doanh nghiệp khó vay vốn, vì sao?
DN khát vốn, trong khi tăng trưởng của các ngân hàng vẫn khó khăn, đó là nghịch lý đang diễn ra hiện nay.

Vốn vay ngân hàng là điểm tựa cho doanh nghiệp phát triển sản xuất. Ảnh: Thanh Hải
Vốn vay ngân hàng là điểm tựa cho doanh nghiệp phát triển sản xuất. Ảnh: Thanh Hải

Hội chợ FLAsia 2023: Sản phẩm của Hà Nội gây ấn tượng mạnh
Thông qua việc đưa DN tham gia Hội chợ triển lãm nhượng quyền và cấp phép châu Á (FLAsia 2023), ngành Công Thương Hà Nội đã tạo cơ hội cho DN quảng bá sản phẩm Việt, thể hiện sức mạnh của kinh tế Thủ đô. Đó là khẳng định của Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh khi trao đổi với Kinh tế & Đô thị.

Doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu sản phẩm tại FLAsia 2023. Ảnh: Thu Hương
Doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu sản phẩm tại FLAsia 2023. Ảnh: Thu Hương

Ngành đường sắt đổi mới để tìm lại ánh hào quang

Theo kế hoạch, nhiều dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An sẽ về đích vào kỳ nghỉ lễ 2/9 sắp tới. Để đạt mục tiêu này, các nhà thầu đang phải chạy đua với thời gian.

Đổi mới đường sắt phải làm triệt để, từ gốc đến ngọn, từ hạ tầng, bộ máy đến chất lượng dịch vụ. Ảnh: Trần Dũng
Đổi mới đường sắt phải làm triệt để, từ gốc đến ngọn, từ hạ tầng, bộ máy đến chất lượng dịch vụ. Ảnh: Trần Dũng

Sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai
Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), PGS.TS Nguyễn Thị Nga - Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, việc phân quyền cho TP Hà Nội thẩm quyền chấp thuận, quyết định và có cơ chế đặc thù trong hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng các loại sang mục đích khác là thực sự cần thiết. Qua đó để đảm bảo được tính hiệu quả trong quá trình sử dụng đất.

Đề xuất việc phân quyền cho TP Hà Nội việc chuyển mục đích sử dụng đất trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Nhật Minh
Đề xuất việc phân quyền cho TP Hà Nội việc chuyển mục đích sử dụng đất trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Nhật Minh

Sàn giao dịch quyền sử dụng đất: Giúp thị trường bất động sản minh bạch

Những ngày gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng và cơ quan liên quan nghiên cứu thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất (QSDĐ). Theo đánh giá, đây là một chủ trương lớn, góp phần đưa thị trường bất động sản (BĐS) phát triển ổn định, minh bạch, bền vững.

Thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất sẽ giúp thị trường bất động sản minh bạch, ổn định. Ảnh: Thanh Hải
Thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất sẽ giúp thị trường bất động sản minh bạch, ổn định. Ảnh: Thanh Hải

Giáo dục Thanh Trì đột phá với chuyển đổi số

Giữ vị trí tốp đầu khối huyện của giáo dục Thủ đô, ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì vẫn không ngừng phấn đấu, sáng tạo, đổi mới trong công tác quản lý, điều hành, dạy và học. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) – chuyển đổi số là bước đột phá trong GD&ĐT của huyện Thanh Trì.

Ngày hội STEM của học sinh huyện Thanh Trì, năm học 2022 - 2023. Ảnh: Hoàng Quyết
Ngày hội STEM của học sinh huyện Thanh Trì, năm học 2022 - 2023. Ảnh: Hoàng Quyết

Thể thao Hà Nội tập huấn về phòng, chống doping: Tránh việc vận động viên bị phạt nặng do thiếu hiểu biết

Ngày 21/8, Trung tâm HL&TĐ TDTT Hà Nội phối hợp với Trung tâm Doping và Y học thể thao (Cục TDTT - Bộ VHTT&DL) tổ chức lớp tập huấn về phòng, chống doping trong hoạt động thi đấu thể dục - thể thao cho đội ngũ bác sĩ, y tá, quản lý, huấn luyện viên. Đây là việc làm kịp thời, vì sắp tới các VĐV Hà Nội sẽ tham dự nhiều giải quốc tế.

Thể thao Hà Nội quyết tâm nói không với doping. Ảnh: Hoàng Quân
Thể thao Hà Nội quyết tâm nói không với doping. Ảnh: Hoàng Quân

Hà Nội ghi nhận thêm 71 ổ dịch sốt xuất huyết
Ngày 21/8, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, Hà Nội ghi nhận 996 ca mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 234 ca so với tuần trước đó). Trong đó, một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân gồm: Hoàng Mai (103 ca), Thanh Trì (73 ca), Thạch Thất (63 ca), Bắc Từ Liêm (55 ca), Hà Đông (55 ca), Phú Xuyên (51 ca), Cầu Giấy (50 ca).

Các địa phương trên địa bàn Hà Nội tập trung quyết liệt diệt muỗi, diệt bọ gậy. Ảnh: Hà Linh
Các địa phương trên địa bàn Hà Nội tập trung quyết liệt diệt muỗi, diệt bọ gậy. Ảnh: Hà Linh

Hiệu quả từ chăn nuôi lợn sinh học

Từng trải qua giai đoạn suýt phá sản vì bệnh dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên, Hợp tác xã (HTX) Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) vẫn đứng vững, tiếp tục khẳng định là một trong những chuỗi thực phẩm an toàn có uy tín tại Hà Nội.

Chăm sóc đàn lợn tại Hợp tác xã Hoàng Long (huyện Thanh Oai). Ảnh: Trọng Tùng
Chăm sóc đàn lợn tại Hợp tác xã Hoàng Long (huyện Thanh Oai). Ảnh: Trọng Tùng

Agribank chia sẻ khó khăn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Xác định là một ngân hàng thương mại Nhà nước lớn, đi đầu trong thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Agribank nghiêm túc thực hiện triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ DN, nền kinh tế vượt khó.

Khách hàng giao dịch tại Agribank. Ảnh: Trần Việt
Khách hàng giao dịch tại Agribank. Ảnh: Trần Việt

Bài toán khó cho tham vọng của BRICS 
Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đang nỗ lực tìm đồng tiền chung thay thế USD. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng con đường để các nước kinh tế mới nổi hiện thực hóa kế hoạch đầy tham vọng này sẽ rất dài.

Nhóm BRICS gần đây đã bàn thảo về việc mở rộng giao dịch thương mại bằng đồng nộitệ của các nước thành viên để giảm sự phụ thuộc vào đồngUSD. Ảnh: AP
Nhóm BRICS gần đây đã bàn thảo về việc mở rộng giao dịch thương mại bằng đồng nội tệ của các nước thành viên để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD. Ảnh: AP