Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in ra ngày 7/8/2023

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội: Tìm giải pháp khắc phục tình trạng rút một lần; Tọa đàm "Chỗ ở cho công nhân - Từ thực tiễn đến chính sách": Để giấc mơ không  xa vời ... là những tin tức hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị số 179 ra ngày 7/8/2023.

Trang nhất số báo 179 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 7/8/2023.
Trang nhất số báo 179 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 7/8/2023.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội: Tìm giải pháp khắc phục tình trạng rút một lần

Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, cơ quan soạn thảo đề xuất 3 phương án liên quan tới quy định về hưởng BHXH một lần. Đây là điểm mới so với dự thảo luật được đưa ra lấy ý kiến trước đó (bổ sung thêm 1 phương án về sửa đổi liên quan chính sách này). Đáng chú ý, đề xuất mới nhất là người tham gia BHXH khi luật có hiệu lực sẽ không được hưởng rút một lần. 

Làm thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa Bảo hiểm xã hội Hà Nội. Ảnh: Hải Linh
Làm thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa Bảo hiểm xã hội Hà Nội. Ảnh: Hải Linh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Những tháng cuối năm tăng trưởng phải khoảng 9%

Cuối tuần qua (ngày 5/8), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7 năm 2023 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng của năm 2023; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia...

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023. Ảnh: Dương Giang
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023. Ảnh: Dương Giang

Để lắng nghe người dân nhiều hơn

Tổ chức tốt công tác tiếp xúc cử tri (TXCT), tiếp công dân là biểu hiện cụ thể của quan điểm“dân là gốc” trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi đây là một kênh để các đại biểu dân cử có thể nắm chắc từ sớm, từ xa tình hình thực tiễn của địa phương; để hiểu cử tri mong muốn gì ở cơ quan dân cử, ở các quyết sách... Từ đó có thể mang tiếng nói, nguyện vọng của cử tri đến nghị trường Quốc hội, HĐND. Đồng thời, các cơ quan Nhà nước cũng cnắm được tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ các chính sách, quy định không còn phù hợp; vào cuộc để đôn đốc tháo gỡ, giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống; hạn chế việc khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng trong buổi tiếp công dân ngày 11/7. Ảnh: Thanh Hải
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng trong buổi tiếp công dân ngày 11/7. Ảnh: Thanh Hải

Chữ ký số - yêu cầu cần thiết thúc đẩy kinh tế số
Chữ ký số cá nhân giúp giải quyết tất cả các giao dịch điện tử cần xác thực danh tính của người dùng. Do đó muốn chuyển đổi số, kinh tế số phát triển cần phổ cập chữ ký số cá nhân.

Chữ ký số giúp các giao dịch trên môi trường số được bảo đảm an toàn. Ảnh: Trần Hồng
Chữ ký số giúp các giao dịch trên môi trường số được bảo đảm an toàn. Ảnh: Trần Hồng

Linh hoạt giải pháp đưa các gói hỗ trợ tín dụng đến với doanh nghiệp

Nhằm tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, Thủ tướng Chính phủ mới đây đã yêu cầu NHNN tiếp tục các giải pháp đẩy mạnh giải ngân gói tín dụng.

Cần có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh để doanh nghiệp chóng phục hồi kinh tế. Ảnh: Thanh Hải
Cần có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh để doanh nghiệp chóng phục hồi kinh tế. Ảnh: Thanh Hải

Nỗi lo khi nhập khẩu giảm, xuất siêu cao
Xuất siêu lập kỷ lục mới khi trong 7 tháng năm 2023 đạt 16,48 tỷ USD. Con số này làm dấy lên nỗi lo sản xuất công nghiệp cũng như xuất khẩu tiếp tục gặp khó trong thời gian tới khi DN vẫn đói đơn hàng, phụ thuộc vào “sức khỏe” của hai thị trường Mỹ và EU.

Xuất khẩu hàng hóa tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Thanh Hải
Xuất khẩu hàng hóa tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Thanh Hải

Kéo chất lượng nước sạch nông thôn bằng với thành thị
Nhằm phục vụ công tác lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, TP Hà Nội đang tiến hành lấy ý kiến sở ngành, chuyên gia về phương án phát triển các ngành, lĩnh vực để tích hợp vào Quy hoạch.

Công nhân vận hành hệ thống sản xuất nước sạch tại Nhà máy nước mặt sông Đuống. Ảnh: Thanh Hải
Công nhân vận hành hệ thống sản xuất nước sạch tại Nhà máy nước mặt sông Đuống. Ảnh: Thanh Hải

Thêm tuyến đường rộng 40m tại huyện Gia Lâm được phê duyệt
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường từ Đình Xuyên đến đường gom Quốc lộ 1B (đường Vành đai 3), tỷ lệ 1/500, qua địa bàn các xã: Dương Hà, Đình Xuyên, Phù Đổng, huyện Gia Lâm.

Sẽ có thêm tuyến đường rộng 40m qua 3 xã Dương Hà, Đình Xuyên, Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Ảnh minh họa
Sẽ có thêm tuyến đường rộng 40m qua 3 xã Dương Hà, Đình Xuyên, Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Ảnh minh họa

Sứ mệnh không ngừng đổi mới đã giúp Urenco liên tục phát triển

Với phương châm: “Hành động bằng Trí - Quản lý bằng Tâm - Cộng tác bằng Tín - Cải tiến để phát triển - Sáng tạo để dẫn đầu”, sau 63 năm xây dựng và phát triển, Urenco đã vươn lên trở thành công ty duy trì vệ sinh môi trường (VSMT) hàng đầu của TP.

Trong những năm qua, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội đã góp phần không nhỏ xây dựng Thủ đô ngày càng“sáng - xanh - sạch - đẹp”. Ảnh: Công Trình
Trong những năm qua, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội đã góp phần không nhỏ xây dựng Thủ đô ngày càng“sáng - xanh - sạch - đẹp”. Ảnh: Công Trình

Trông giữ xe dưới gầm cầu: Không chỉ là giải pháp tình thế

Bộ GTVT mới đây đã đề xuất bổ sung quy định cho phép sử dụng tạm thời gầm cầu cạn để trông, giữ phương tiện nhằm giải quyết nhu cầu giao thông tĩnh của các đô thị lớn. Nếu được thông qua, đây sẽ là giải pháp tốt nhằm giải quyết phần nào nhu cầu giao thông tĩnh của Hà Nội trước mắt và cả trong tương lai.

Điểm trông giữ xe dưới gầm cầu Chương Dương. Ảnh: Thế Bằng
Điểm trông giữ xe dưới gầm cầu Chương Dương. Ảnh: Thế Bằng

Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Tạo hành lang pháp lý cho phát triển hệ thống TOD
Theo các chuyên gia, nhà khoa học, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã định hướng việc ưu đãi, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng ngay từ khía cạnh chính sách phát triển đô thị, phát triển quản lý hạ tầng, huy động nguồn tài chính ngân sách cho phát triển Thủ đô…

Đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội trong ngày chạy thử nghiệm. Ảnh: Hải Linh
Đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội trong ngày chạy thử nghiệm. Ảnh: Hải Linh

Tọa đàm “Đảm bảo chỗ ở cho công nhân - Từ thực tiễn đến chính sách": Để giấc mơ không  xa vời

Buổi tọa đàm “Đảm bảo chỗ ở cho công nhân - Từ thực tiễn đến chính sách" do báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV), Quỹ Hỗ trợ chương trình, Dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức ngày 6/8 đã thu hút sự quan tâm của cơ quan quản lý, diễn ra và người lao động trên địa bàn TP Hà Nội. Thực tế với mức thu nhập hiện nay, để công nhân lao động sở hữu nhà ở tại đô thị còn rất nhiều việc phải làm, trong đó có việc xây dựng cũng như thực thi các chính sách liên quan về nội dung này.

Công nhân khu công nghiệp phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Ngọc Tú
Công nhân khu công nghiệp phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Ngọc Tú

Đa số công nhân muốn thuê nhà với giá ưu đãi

Trước tình hình thu nhập không đảm bảo cuộc sống cũng như mong muốn sau này trở về quê hương nên nhiều công nhân kiến nghị được thuê nhà ở với giá ưu đãi, có nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần; tuy nhiên, hiện nay chỗ ở của công nhân vẫn còn những bất cập.

Nhà ở cho công nhân thuê tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh. Ảnh: Ngọc Tú
Nhà ở cho công nhân thuê tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh. Ảnh: Ngọc Tú

Ưu tiên nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc miền núi

Sau 15 năm đi vào cuộc sống, Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khoá XII về mở rộng địa giới hành chính TP Hà Nội đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã có những chia sẻ với Báo Kinh tế & Đô thị xung quanh định hướng, giải pháp nhằm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô trong giai đoạn tới.

Sự quan tâm đầu tư của Hà Nội tạo diện mạo đổi thay cho xã dân tộc miền núi Đông Xuân (huyện Quốc Oai). Ảnh: Lâm Nguyễn
Sự quan tâm đầu tư của Hà Nội tạo diện mạo đổi thay cho xã dân tộc miền núi Đông Xuân (huyện Quốc Oai). Ảnh: Lâm Nguyễn

Mô hình nâng cao năng lực tự quản lý ATTP bếp ăn tập thể trường học” tại Long Biên

Theo kế hoạch của TP, quận Long Biên có 4 trường tiểu học triển khai “Mô hình nâng cao năng lực tự quản lý ATTP bếp ăn tập thể trường học” (Đoàn Kết, Đô thị Việt Hưng, Gia Thụy và Gia Quất) và 2 trường do quận đăng ký triển khai thêm (Mầm non Hồng Tiến, Mầm non Thạch Bàn).

Bữa ăn bán trú của học sinh trường Tiểu học Đoàn Khuê, quận Long Biên. Ảnh: Hà Linh
Bữa ăn bán trú của học sinh trường Tiểu học Đoàn Khuê, quận Long Biên. Ảnh: Hà Linh

Toàn cảnh hai vụ tàu Nga bị tấn công liên tiếp, nghi Ukraine chủ mưu

Vụ tấn công tàu chở dầu Nga hôm 5/8 đánh dấu cuộc tấn công thứ hai vào một tàu Nga trong vòng 24 giờ, sau khi một tàu hải quân bên ngoài cảng Novorossiysk ở Biển Đen bị hư hại hôm 4/8.

Phía Moscow khẳng định vụ tấn công do cơ quan an ninhUkraine thực hiện. Ảnh: RT
Phía Moscow khẳng định vụ tấn công do cơ quan an ninhUkraine thực hiện. Ảnh: RT