70 năm giải phóng Thủ đô

Tin tức tổng hợp trên báo in số 283 ngày 6/12/2022

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhiều Bộ, ngành, địa phương xin trả lại vốn đầu tư công: Vì sao không tiêu hết tiền?; Cẩn trọng khi mua vé máy bay Tết trên mạng... là những tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số 283 ra ngày 6/12/2022.

Trang nhất số báo 283 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 6/12/2022.
Trang nhất số báo 283 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 6/12/2022.

Nhiều Bộ, ngành, địa phương xin trả lại vốn đầu tư công: Vì sao không tiêu hết tiền?

Dù tình hình được cải thiện song tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài (ODA) vẫn thấp. Đáng chú ý, đến thời điểm 30/11/2022, Bộ Tài chính nhận được đề xuất điều chỉnh giảm kế hoạch vốn ODA của 8/13 bộ, ngành và 35/59 địa phương.

Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, Hà Nội (ảnh chụp ngày 3/12/2022). Ảnh: Phạm Hùng
Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, Hà Nội (ảnh chụp ngày 3/12/2022). Ảnh: Phạm Hùng

Bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật

Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc nhấn mạnh: Một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2030 của Nghị quyết là đưa thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội.

Các đại biểu TP Hà Nội dự Hội nghị tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Các đại biểu TP Hà Nội dự Hội nghị tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải

Việt Nam - Hàn Quốc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” sẽ đưa quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc “sang trang mới phát triển mạnh mẽ ở tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-Yeol. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-Yeol. Ảnh: TTXVN

Hoạt động giám sát của HĐND TP Hà Nội: Ngày càng trọng tâm, hiệu quả

Năm 2022 HĐND TP Hà Nội đã thực hiện hiệu quả nhiều cuộc giám sát chuyên đề có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề dân sinh. Cùng đó, HĐND TP đã tăng cường trách nhiệm giám sát thông qua phiên chất vấn, giải trình tiến độ thực các nội dung chất vấn tại kỳ họp trước.

Chủ tịch HĐNDTP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại buổi giám sát ở huyện Chương Mỹ ngày 30/11/2022. Ảnh: Thịnh An
Chủ tịch HĐNDTP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại buổi giám sát ở huyện Chương Mỹ ngày 30/11/2022. Ảnh: Thịnh An

Thu ngân sách vượt khó, về đích sớm

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng đến hết tháng 11, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đã về đích, vượt mục tiêu đặt ra cho cả năm, đạt 116,1% dự toán được giao. Đáng chú ý, thu từ khu vực sản xuất, các nguồn thu bền vững tăng.

Doanh nghiệp làm thủ tục tại Cục Thuế Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Doanh nghiệp làm thủ tục tại Cục Thuế Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Doanh nghiệp vẫn chậm chân với CTCPP

Sau hơn 3 năm thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tỷ lệ tận dụng ưu đãi xuất xứ thực hiện trong Hiệp định còn chưa cao. Điều này khiến hàng Việt chưa thực sự thâm nhập sâu thị trường quốc tế.

Chế biến thủy sản xuất khẩu tại tỉnh Cần Thơ. Ảnh: Phạm Hùng
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại tỉnh Cần Thơ. Ảnh: Phạm Hùng

Tại TP Hồ Chí Minh: Ngổn ngang 29 dự án giao thông trọng điểm

Giao thông được cho là yếu tố đang kìm hãm phát triển của TP Hồ Chí Minh. Sắp kết thúc năm 2022, phần lớn trong tổng số 29 dự án giao thông trọng điểm của TP triển khai vẫn trong tình trạng giậm chân tại chỗ.

Một đoạn hầm nổi nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ đã xong phần bê tông. Ảnh: Cao Văn
Một đoạn hầm nổi nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ đã xong phần bê tông. Ảnh: Cao Văn

Chạy thử tích hợp tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội: Đánh giá mức độ an toàn của hệ thống

Từ ngày 5/12, tàu điện Nhổn - Ga Hà Nội được chạy thử 4 - 8 đoàn mỗi ngày. Việc chạy thử nhằm đánh giá hoạt động của hệ thống và các đoàn tàu chạy đoạn 8,5km trên cao từ Nhổn - Cầu Giấy trước khi đưa vào khai thác thương mại.

Các đoàn tàu tại Khu depot Nhổn. Ảnh: Phạm Công
Các đoàn tàu tại Khu depot Nhổn. Ảnh: Phạm Công

Cẩn trọng khi mua vé máy bay Tết trên mạng

Đại diện các hãng hàng không cũng vừa đưa ra lời khuyến cáo hành khách cần sáng suốt trong việc lựa chọn địa điểm mua vé máy bay, tránh tình trạng mua phải những vé giả mạo. 

Hành khách làm thủ tục nhận vé tại sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Phạm Hùng
Hành khách làm thủ tục nhận vé tại sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Phạm Hùng

Phát triển nhà ở xã hội: Giấc mơ an cư vẫn xa vời

Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh câu chuyện thiếu vốn thì việc quy hoạch nhà ở xã hội (NƠXH) trong dự án nhà ở thương mại có thể làm tăng tính bất bình đẳng, có dấu hiệu phân biệt đối xử với người thu nhập thấp.

Nhà ở xã hội tại Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh. Ảnh: Phạm Hùng
Nhà ở xã hội tại Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh. Ảnh: Phạm Hùng

Quận Tây Hồ: Chú trọng tu bổ các di tích lịch sử, văn hóa

Thực hiện mục tiêu xây dựng quận Tây Hồ trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch, văn hóa của Thủ đô, những năm qua, công tác tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử... luôn là nhiệm vụ được chính quyền quận ưu tiên thực hiện.

Hà Nội, ký ức 12 ngày đêm

Bước vào cuộc chiến B52 trên bầu trời Thủ đô, không quân Mỹ sử dụng 193 chiếc máy bay B52, hơn 1.000 máy bay chiến thuật. 12 ngày đêm cuối năm 1972, bầu trời Hà Nội như rung chuyển. Nhưng bằng chiếc lược, ý chí, bản lĩnh, sức mạnh tổng hợp, sáng tạo trong chiến đấu, quân dân Thủ đô đã giành chiến thắng, hạ gục pháo đài bay bất khả xâm phạm.

Đại biểu, khách mời tham quan trưng bày “Hà Nội, ký ức 12 ngày đêm”. Ảnh: Lại Tấn
Đại biểu, khách mời tham quan trưng bày “Hà Nội, ký ức 12 ngày đêm”. Ảnh: Lại Tấn

Chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt: Thí điểm ở nơi có điều kiện rồi mở rộng dần

Trong năm 2022, các đối tượng được hưởng chính sách an sinh xã hội (ASXH) sẽ được chi trả tiền thông qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản mobile money và các hình thức hợp pháp khác.

Chi trả lương hưu cho người cao tuổi tại phường Kim Mã (quận Ba Đình). Ảnh: Hà Hiền
Chi trả lương hưu cho người cao tuổi tại phường Kim Mã (quận Ba Đình). Ảnh: Hà Hiền

Dự án Luật Thủ đô sửa đổi: Cần thiết bổ sung quy hoạch nông nghiệp

Sau 8 năm đi vào thực tiễn cuộc sống, Luật Thủ đô 2013 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Một trong những nội dung cấp thiết cần sửa đổi, bổ sung là vấn đề quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp, bao gồm cả đất ven bãi sông.

Nông dân huyện Mê Linh chăm sóc hoa lan phục vụ dịp Tết 2023. Ảnh: Phạm Hùng
Nông dân huyện Mê Linh chăm sóc hoa lan phục vụ dịp Tết 2023. Ảnh: Phạm Hùng

EVNHANOI triển khai hạ ngầm nhiều tuyến cáp điện: Những hiệu ứng tích cực

Cụ thể hóa kế hoạch đến năm 2025 hạ ngầm các đường dây cáp viễn thông và điện lực của 300 tuyến phố thuộc địa bàn 11 quận, huyện, thị xã, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã cam kết hỗ trợ TP triển khai hạ ngầm đồng bộ hệ thống đường dây viễn thông và đường dây điện lực trung, hạ áp tại các tuyến phố phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Kỷ niệm 105 năm quốc khánh Phần Lan (6/12/1917 - 6/12/2022): Người Hà Nội uống nước Phần Lan và người Phần Lan uống nước từ Hà Nội

Đối với người dân nhiều nơi trên thế giới, Phần Lan được biết đến nhiều nhờ thương hiệu Nokia nổi tiếng một thời, nhờ chất lượng hàng đầu của hệ thống giáo dục phổ thông và chế độ an sinh xã hội vào loại hào phóng nhất.  Nhưng với người Việt Nam, nhất là người dân Thủ đô Hà Nội, kể từ những năm 1990 của thế kỷ trước, hai tiếng Phần Lan đã trở nên thân quen. Bởi lẽ vào cuối những năm 1980, Phần Lan đã bắt đầu giúp Việt Nam thực hiện một số chương trình cấp thoát nước ở Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác.

Biển tên“Đường nước Phần Lan“. Ảnh: Báo Lao Động
Biển tên “Đường nước Phần Lan“. Ảnh: Báo Lao Động