Kinhtedothi - Từ ngày 3/7/2022, các lô hàng bún, miến, phở của Việt Nam xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) không cần bổ sung Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương cấp, và cũng không bị kiểm soát tại cửa khẩu của EU.
Cụ thể, ngày 13/6, EU đã đăng công báo Quy định (EU) 2022/913 ngày 30/5/2022 sửa đổi Quy định mới về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU.
Theo đó, EU đã chính thức đưa các loại bún, miến, phở ra khỏi danh mục quy định yêu cầu bổ sung dụng Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793. Quy định có hiệu lực từ 3/7/2022.
Bún khô xuất khẩu của Việt Nam
EU tiếp tục duy trì việc yêu cầu bổ sung Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, với các lô hàng mỳ ăn liền có nguồn gốc từ Việt Nam trong thành phần có chứa gia vị và một số nguyên liệu, phụ gia khác. EU vẫn tiếp tục duy trì Thanh long trong danh mục yêu cầu bổ sung dụng Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793, với lý do Thanh long vẫn còn nguy cơ cao an toàn thực phẩm, và tần suất các lô hàng bị cảnh báo chưa có nhiều tiến bộ. Các nhóm rau gia vị vẫn bị duy trì tần suất kiểm tra tại biên giới EU là 50%.
Như vậy từ ngày 3/7/2022, các lô hàng bún miến phở xuất khẩu sang EU không cần bổ sung Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương cấp, và cũng không bị kiểm soát tại cửa khẩu của EU. Nhóm mỳ ăn liền chứa gia vị và nước sốt (HS 1902 30 10 30) vẫn cần giấy chứng nhận của Bộ Công Thương.
Kinhtedothi - Tận dụng cơ hội gia tăng đơn hàng xuất khẩu, gia tăng thị phần tại các thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc là những giải pháp quan trọng để ngành thủy sản Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 9 tỷ USD trong năm 2022.
Kinhtedothi - Để hạ nhiệt giá phân bón, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ quy định thống nhất mức thuế xuất khẩu 5% với mặt hàng phân bón, không phân biệt tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong các sản phẩm. Tuy nhiên, đề xuất này đang nhận phải nhiều ý kiến trái chiều.
kinhtedothi - Tối 7/6, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Phòng Thương mại Italia tại Việt Nam tổ chức Hội nghị Kết nối DN sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP Hà Nội với DN Italia.
Kinhtedothi - Ninh Bình tiếp tục đặt mục tiêu mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP; đồng thời, tỉnh sẽ đầu tư hơn nữa vào các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng cường giá trị sản phẩm.
Kinhtedothi - Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
Kinhtedothi - Hội chợ OCOP khu vực đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025 sẽ diễn ra từ ngày 29/4 đến 4/5/2025 tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh.
Kinhtedothi - Lễ Công bố Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) không chỉ là một sự kiện thường niên, mà còn mang một thông điệp sâu sắc, là minh chứng cho tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới và hội nhập của cộng đồng doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên mới...
Kinhtedothi-Hơn 1.000 tác phẩm cây cảnh, đá cảnh, hoa cảnh với dáng thế độc đáo từ 11 tỉnh, thành tề tựu về Quảng Ngãi, thu hút hàng ngàn người thưởng lãm.