Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tình người qua vùng lũ 

Kinhtedothi - Vượt qua khúc khuỷu, bị tàn phá bởi mưa lũ, tối muộn 14/9, chúng tôi cũng đến được với người dân vùng lũ Lào Cai. 6 hộ dân trong số 19 trường hợp "trắng tay", lũ cuốn trôi sạch nhà cửa mới cảm nhận phần nào sự khó khăn mà họ đã và đang đối diện...

Đường vào với các hộ dân bị lũ cuốn trôi nhà tại Bát Xát, Lào Cai rất khó khăn.

Trước sức tàn phá do lũ, thiệt hại hiện chưa đong đếm được về người và tài sản tại các tỉnh phía Bắc, trong đó có Tuyên Quang và Lào Cai chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cơn bão số 3 (bão Yagi) để lại. 

Có những lúc đoàn đi bộ để vận chuyển qua đoạn đường khó khăn do mưa lũ.

Tan hoang nhà cửa bởi bão lũ

Xuất phát từ tờ mờ sáng 14/9, Đoàn đến thăm hỏi sẻ chia khó khăn với những người dân tại phường Tân Quang (Tuyên Quang). Mặc dù ở TP, nhưng đi qua những vết tích còn đọng lại cho thấy, mực nước ngập sâu, có nơi cao tới 2-3m.

Báo Kinh tế & Đô thị cùng cộng đồng doanh nghiệp sẻ chia với đồng bão lũ lụt.

Trong số các hộ dân gặp khó khăn trong bão lũ, bác Đỗ Đức Lượng (tổ 2 phường Tân Quang) mặc độc một chiếc quần dài, cởi trần trùng trục. Vừa nhận quà bác Lượng vừa chia sẻ, đây là lần ngập lụt kỷ lục sau khoảng 20 năm tại địa phương.

“Ngập lụt khiến người dân TP Tuyên Quang mặc dù sống giữa biển nước nhưng lại không có nước nấu cơm, tắm giặt. Nhà tôi sống trên bè bên bờ sông Lô nên nước lũ đã cuốn hầu hết quần áo đành phải cởi trần ra nhận quà cứu trợ. Ngại nhưng cũng chả biết làm sao cho hợp lý, đành không áo ra nhận những phần quà của đoàn thiện nguyện để về sinh hoạt” - bác Lượng tâm sự.

Rời Tuyên Quang, chúng tôi đến Lào Cai mới tận mắt chứng kiến các hộ dân lâm vào cảnh "màn trời chiếu đất" tại thôn Tùng Chinh (xã Trịnh Tường, Lào Cai) trong tình trạng tương tự khi lũ lụt.

Bác Đỗ Đức Lượng đã không còn áo để mặc.

Phó Chủ tịch UBND xã Trịnh Tường Phạm Văn Hưng cho biết, lũ ống do bão số 3 bên cạnh việc vùi lấp 75ha đất hoa mầu bị cuốn trôi còn đã khiến 19 ngôi nhà và trường Phổ thông dân tộc bị vùi lấp, sạt lở nên người dân mất nhà ở, học sinh không còn cơ sở vật chất học tập.

Vừa nhận quà cứu trợ vừa lấy tay lau nước mắt, chị Tần Thu Phương (dân tộc Dao) với khuôn mặt khắc khổ ở xã Tùng Chinh 3 nghẹn ngào kể, nhà chị bị nước lũ cuốn trôi nên giờ chả còn gì. Đoàn đến mang nhu yếu phẩm sẽ giúp tối nay gia đình chị có được bữa cơm no.

Sẻ chia góp phần nhỏ trong lũ dữ

Trên con suối cạnh thôn Tùng Chinh 3 đã đổi dòng chảy, ngổn ngang chỉ là  đá hộc to nằm ngổn ngang giữa lòng suối.

Cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô chung tay lên đường.

Trực tiếp Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Lào Cai Phạm Thanh Quang dẫn chúng tôi vào điểm trường Khu vực 3 thôn San Hồ, Nà Lặc, Bản Trung, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mới thấy được đợt lũ vừa qua khốc liệt ra sao khi các dấu tích vẫn còn in hằn trên chặng đường đi. Hôm lũ về, khu vực bị chia cắt hoàn toàn, đến sáng 14/9 đường vào bản mới tạm thông.

Đến điểm trường lúc trời nhá nhem tối, xung quanh đen quạch do nơi đây mất điện chưa thể khôi phục vì bão lũ. Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Lào Cai Phạm Thanh Quang ngậm ngùi: toàn tỉnh có gần 200 người chết, còn người mất tích chưa thể thống kê. Nơi đây 19 hộ dân bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, ruộng vườn và đang rất khó khăn trong việc dựng lại nhà cửa...

"Lũ quét xuống kèm với đá, ruộng gần suối nên gần như mất trắng sẽ dẫn đến khó trồng trọt và thiếu nguồn lương thực. Hiện chính quyền và người dân đang nỗ lực khắc phục và thống kê rõ các thiệt hại. Tập trung khôi phục lại đường giao thông để có thể tiếp cận hỗ trợ kịp thời cho người dân đảm bảo duy trì, cũng như tái thiết lại cuộc sống" - Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Lào Cai Phạm Thanh Quang nói.

Đồng hành cùng chương trình do Báo Kinh tế & Đô thị phát động, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị (UDIC) cũng điều 1 xe để tham gia cùng đoàn. Trên hành trình từ sáng sớm hôm trước đến tờ mờ sáng hôm sau mới thấy được sự nhiệt tình nơi bác tài tên Lĩnh. Dọc hành trình dù ít nói để tập trung lái xe an toàn, nhưng đều chung cảm xúc được trách nhiệm góp phần sẻ chia với người dân vùng lũ.

Góp phần sẻ chia.
 

Đồng hành cùng chương trình có Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan thành phố Hà Nội, cụm thi đua số 4; Vietfoot Travel và những người bạn;  Phòng Khám nội – Nội tiết (Bệnh viện Nội tiết Trung ương); Trường Tiểu học Nguyễn Siêu; Công ty CP Thương mại và Dịch vụ VICSAPA Việt Nam; Công ty CP Giao Hàng Tiết Kiệm, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị (UDIC)... Tổng kinh phí khoảng 700 triệu đồng.

Hay với Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm (GHTK) thông qua Báo Kinh tế & Đô thị đã ủng hộ miễn phí chuyến xe 2,5 tấn để chở hàng mang tới tay bà con vùng lũ. Hàn Thủy bên GHTK nhiệt tình gọi cho chúng tôi và nói: Anh ơi, bên em có xe tải vận chuyển miễn phí, chương trình của báo bao giờ thực hiện? Thời gian, địa điểm, bao nhiêu xe?... để em báo cáo sắp xếp xe đồng hành cùng.

Trao đi đổi lại cuối cùng cũng khớp được để ngay trong đêm 13/9, xe đã đến nơi nhận hàng chuyển về nơi tập kết để phân loại cho phù hợp. Rồi sáng hôm sau 14/9, đúng giờ lại đến cùng đoàn lên đường mang theo yêu thương đến với người dân vùng lũ Tuyên Quang và Lào Cai một cách an toàn.

Đồng hành và trực tiếp vận chuyển những phần quà trao tặng cho người dân vùng lũ, Tổng Giám đốc Trần Ngọc Thế và Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Thương mại & Dịch vụ Vicsapa Việt Nam Nguyễn Huy Đông đều chung một tâm sự sẻ chia phần nhỏ với người dân. Đó là trách nhiệm xã hội so với những thiệt hại quá lớn của lũ lụt. Mong người dân vùng lũ có thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống.

Chung với tình cảm, Phòng khám Nội - Nội tiết của PGS.TS.BS Trần Thị Thanh Hóa đồng hành cùng người dân vùng lũ do Báo Kinh tế & Đô thị phát động, mong góp phần nhỏ cho bà con khắc phục khó khăn và ổn định cuộc sống. Thời gian tới, chắc còn nhiều công việc  làm, Phòng khám sẽ cố gắng sắp xếp để tham gia đồng hành với chương trình đầy ý nghĩa của Báo.

Trước những mong mỏi của người dân vùng bão lụt, Giám đốc Công ty Du lịch Bàn Chân Việt (Vietfoot Travel) Phạm Duy Nghĩa cho biết, thời gian tới bên cạnh việc tiếp tục trích kinh phí phục sản xuất, kinh doanh hỗ trợ người dân vùng lũ ổn định cuộc sống, doanh nghiệp sẽ tiếp tục kêu gọi vận động các đối tác quyên góp kinh phí và chung tay với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân có được nơi ở ổn định.

Đó chỉ là những câu chuyện trong hàng vạn, hàng triệu tấm lòng đã và đang hướng về người dân vùng lũ các tỉnh phía Bắc của Tổ quốc. Song dù chỉ là chuyện nhỏ trong một hành trình thần tốc cũng phần nào minh chứng cho đất nước Việt Nam thật tự hào, người dân Việt Nam sẵn sàng với tinh thần "tương thân tương ái", "lá lành đùm lá rách"... luôn ẩn sâu trong mỗi trái tim.

 

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và phát động của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Kinh tế và Đô thị kêu gọi các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, cá nhân và các nhà hảo tâm cùng chia sẻ, hỗ trợ.

Mọi đóng góp xin gửi về: Báo Kinh tế và Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Hoặc theo số tài khoản: 8660004467 Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Ngọc Khánh.

Nội dung ghi rõ: Hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng trong cơn bão số 3

Chi tiết xin liên hệ: Giám đốc Trung tâm Truyền thông Nguyễn Trung Long. Điện thoại: 0963526700

Báo Kinh tế và Đô thị sẽ là cầu nối tiếp nhận mọi ủng hộ, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, các nhà hảo tâm và sẽ phối hợp cùng các đơn vị để kịp thời chuyển đến Nhân dân các tỉnh, thành miền Bắc bị ảnh hưởng do bão, lũ trong thời gian sớm nhất.

 

Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội

Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân

Hà Nội khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân

20 Jun, 02:48 PM

Kinhtedothi - Triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, chiều 20/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Khơi thông nguồn lực - Bứt phá phát triển kinh tế tư nhân Thủ đô”. Hội thảo nhằm tìm kiếm những giải pháp cụ thể để khơi thông, phát triển nhanh và bền vững kinh tế tư nhân ở Thủ đô Hà Nội.

CMC hiến kế giúp Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

CMC hiến kế giúp Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

19 Jun, 08:05 PM

Kinhtedothi - Để thu hút được nhân lực công nghệ chất lượng cao, Hà Nội không chỉ cần có chính sách đủ hấp dẫn, mà còn phải dám thử nghiệm những mô hình hoàn toàn mới, những cách làm đột phá và mang tính thể chế. Trong đó, Hà Nội cần tiên phong triển khai mô hình hợp tác “ba nhà” ngay tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Thương hiệu Vinamilk có gì đặc biệt?

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Thương hiệu Vinamilk có gì đặc biệt?

19 Jun, 08:02 PM

Kinhtedothi - Khi sự trung thành của người tiêu dùng ngày càng trở nên “xa xỉ”, thì vị trí được chọn mua trong giỏ hàng thực sự là “chiếc cúp” quý giá nhất mà mọi thương hiệu mong muốn. 13 năm qua, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam, Vinamilk là cái tên dẫn đầu nhiều danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG. Họ đã làm điều đó như thế nào?

ABAC III sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt kết nối và thu hút đầu tư

ABAC III sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt kết nối và thu hút đầu tư

19 Jun, 04:40 PM

Kinhtedothi - Nhiều cơ hội kết nối thương mại và đầu tư bền vững, chuyển đổi số, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, tài chính xanh, an ninh y tế và vai trò trong thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) sẽ diễn ra tại Kỳ họp ABAC III. Đồng thời, các thành viên thảo luận, thống nhất khuyến nghị chính sách trình lên các nhà lãnh đạo APEC.

EVNNPC đảm bảo điện phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025

EVNNPC đảm bảo điện phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025

19 Jun, 03:54 PM

Kinhtedothi - Để đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định phục vụ tốt cho kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC)/các đơn vị trực thuộc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, sẵn sàng đảm bảo trên địa bàn 27 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ