Tỉnh Ninh Bình sau sáp nhập: Tầm vóc mới, động lực mới
Kinhtedothi - Sau khi thực hiện sáp nhập địa giới hành chính, tỉnh Ninh Bình đang chuyển mình mạnh mẽ, bước vào một giai đoạn phát triển mới với quy mô lớn, tiềm năng mở rộng và tầm nhìn dài hạn.
Không chỉ tiếp tục khẳng định vai trò là trung tâm văn hóa - du lịch trọng điểm quốc gia, Ninh Bình còn vươn lên trở thành điểm đến chiến lược trong thu hút đầu tư, thể hiện qua hàng loạt chuyển động về tổ chức không gian phát triển, cải cách thể chế và xúc tiến đầu tư đồng bộ.
Hạ tầng kết nối - Hành lang phát triển mới
Với diện tích gần 4.000 km² và dân số hơn 4,4 triệu người sau sáp nhập, Ninh Bình hiện là một trong những tỉnh có quy mô lớn trên cả nước. Vị trí địa lý chiến lược giữa Thủ đô Hà Nội và vùng Bắc Trung Bộ trở thành điểm cộng lớn khi được kết nối bởi cao tốc Bắc - Nam, tuyến đường sắt quốc gia, tuyến sông Hồng và hành lang ven biển. Những yếu tố này giúp tỉnh kết nối nhanh với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, đồng thời tạo tiền đề hình thành chuỗi giá trị liên vùng hiệu quả.

Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng kết nối Ninh Bình với các vùng kinh tế trọng điểm của vùng. Ảnh: Anh Tuấn
Trên nền tảng đó, tỉnh đã chủ động triển khai công tác xúc tiến đầu tư với tinh thần bám sát thực tiễn, linh hoạt trong hành động. Hàng loạt dự án lớn được đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và hoàn thiện hạ tầng như Khu công nghiệp Gián Khẩu, Khu công nghiệp Rạng Đông hay Khu Đại học Nam Cao. Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh quảng bá hình ảnh địa phương thông qua truyền thông số, hội nghị xúc tiến chuyên đề và các chương trình kết nối quốc tế. Việc duy trì tiếp xúc định kỳ với doanh nghiệp, tháo gỡ vướng mắc theo phương châm “đồng hành - cầu thị - minh bạch” đã trở thành nét đặc trưng trong điều hành của chính quyền địa phương.
Điểm nhấn trong cải cách hành chính là việc triển khai mô hình “Luồng xanh 16 giờ” và “Luồng xanh 50%” giúp rút ngắn đáng kể thời gian xử lý thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường… Những kết quả cụ thể đã được phản ánh qua các chỉ số năm 2024 như PAR INDEX đạt 91,38% (xếp thứ 6/63), SIPAS đạt 85,34%, PCI 69 điểm và PAPI đạt 43,95 điểm - tất cả đều ghi nhận sự cải thiện so với năm trước, khẳng định sự chuyển biến rõ nét trong hiệu quả điều hành.
Thu hút đầu tư chiều sâu, củng cố vị thế chiến lược
Từ nền tảng đó, Ninh Bình từng bước khẳng định vai trò là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước. 6 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh thu hút 148 dự án đầu tư mới với tổng vốn hàng chục nghìn tỷ đồng. Trong đó, tỉnh Ninh Bình (cũ) có 19 dự án với tổng vốn trên 9.000 tỷ đồng và 3 dự án FDI trị giá hơn 20 triệu USD; tỉnh Nam Định (cũ) có 36 dự án với hơn 15.500 tỷ đồng và 124 triệu USD; tỉnh Hà Nam (cũ) thu hút 93 dự án, tổng vốn đầu tư 650 triệu USD và 13.300 tỷ đồng. Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp trong nước thành lập mới đạt 1.376 đơn vị, tổng vốn đăng ký trên 18.200 tỷ đồng - cho thấy lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tăng vào môi trường đầu tư tại địa phương.

6 tháng đầu năm 2025, Ninh Bình thu hút 148 dự án đầu tư mới với tổng vốn hàng chục nghìn tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn Trường
Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đánh giá cao tiềm năng và tính đồng hành thực chất của chính quyền. Sự ổn định, minh bạch và cầu thị tại Ninh Bình phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao và chuỗi cung ứng bền vững mà các doanh nghiệp theo đuổi.
Để tiếp tục đà phát triển, tỉnh đang tập trung hoàn thiện quy hoạch vùng phát triển, đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các khu, cụm công nghiệp và vùng động lực, đồng thời thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số trong điều hành.
Ngoài ra, Ninh Bình cũng chú trọng giữ chân nhà đầu tư hiện hữu, hỗ trợ mở rộng quy mô và khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao và công nghiệp văn hóa. Với tư duy đổi mới, quyết liệt trong hành động và sự đồng hành thực chất cùng nhà đầu tư, Ninh Bình đang vững vàng tiến bước trong giai đoạn phát triển mới, không chỉ nhằm định vị lại vị thế, mà còn tạo dựng dấu ấn rõ nét trên bản đồ tăng trưởng kinh tế phía Bắc.

Ninh Bình vận hành hiệu quả mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Kinhtedothi - Từ ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được triển khai trên cả nước. Sau 2 tuần vận hành, bộ máy tại tỉnh Ninh Bình bước đầu hoạt động hiệu quả, phục vụ người dân tốt hơn.

Công an tỉnh Ninh Bình tổ chức 6 đợt cao điểm, tấn công trấn áp tội phạm
Kinhtedothi - Ngày 11/7, Công an tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025.

Ninh Bình định hướng trở thành trung tâm du lịch quốc tế
Kinhtedothi - Chiều 9/7, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức tọa đàm “Định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong không gian mới” với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành cực tăng trưởng du lịch hàng đầu khu vực.