Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có diện tích hơn 14.800km2

Kinhtedothi  - Tỉnh Quảng Ngãi (mới) có diện tích hơn 14.800km2, được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi.

Sáng 28/4, tại kỳ họp thứ 33 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 đã thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum.  

Quang cảnh kỳ họp.

Theo đó, sau hợp nhất tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum sẽ có tên gọi là tỉnh Quảng Ngãi. Đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ngãi (mới) có diện tích là 14.832,548km2 (đạt 296,65% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 2.161.755 người (đạt 154,41% so với tiêu chuẩn), 96 đơn vị hành chính trực thuộc.

Các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề: TP Đà Nẵng, tỉnh Gia Lai; tỉnh Sekong, tỉnh Attapeu của Lào và tỉnh Ratanakiri của Campuchia.

Nơi đặt Trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ngãi: TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.

Trước đó, các địa phương ở Quảng Ngãi đã tổ chức lấy ý kiến cử tri về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Kết quả, tỷ lệ cử tri đại diện hộ gia đình đồng ý hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi đạt 99,65%. HĐND cấp xã, cấp huyện cũng họp và ban hành Nghị quyết thông qua chủ trương hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi.

Cử tri Quảng Ngãi cho ý kiến cử tri về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Việc hợp nhất tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum thực hiện theo Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, nhằm mở rộng không gian phát triển.

Quá trình tổ chức thực hiện đảm bảo khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch; trình tự, hồ sơ thủ tục đúng quy định của pháp luật; việc xác định tên gọi của đơn vị hành chính tỉnh, lựa chọn vị trí đặt trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh, các chế độ, chính sách và công tác bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức... khi thực hiện sắp xếp, hợp nhất hai tỉnh đã được các địa phương tập trung giải quyết, bố trí phù hợp, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn.

Theo Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi, kỳ họp nằm trong Kế hoạch công tác của HĐND tỉnh năm 2025. Tuy nhiên, để đảm bảo thời gian thực hiện các thủ tục về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và cấp tỉnh theo Kết luận của Bộ Chính trị và Kế hoạch của Chính phủ, Thường trực HĐND tỉnh đã chủ động điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ họp thứ 33 vào ngày 28/4/2025.

Do đó, kỳ họp này rất đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính.

Quảng Ngãi phát động Tháng Công nhân năm 2025

Quảng Ngãi phát động Tháng Công nhân năm 2025

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bắc Ninh: ổn định tổ chức, vận hành hiệu quả chính quyền mới tại hai xã Xuân Cẩm và Hoàng Vân

Bắc Ninh: ổn định tổ chức, vận hành hiệu quả chính quyền mới tại hai xã Xuân Cẩm và Hoàng Vân

08 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi-Theo thông tin từ UBND tỉnh Bắc Ninh, hai xã Hoàng Vân và Xuân Cẩm sau khi được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã chính thức đi vào vận hành bộ máy chính quyền mới. Công tác ổn định tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ và triển khai nhiệm vụ được tiến hành kịp thời, đồng bộ, đúng quy định, đảm bảo hoạt động hiệu quả ngay từ những ngày đầu.

Sớm hoàn thiện căn cứ để xác định mức thu học phí trường chất lượng cao tại Hà Nội

Sớm hoàn thiện căn cứ để xác định mức thu học phí trường chất lượng cao tại Hà Nội

07 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi - Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội đề nghị các trường thực hiện theo mô hình giáo dục chất lượng cao (CLC) khẩn trương xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xác định, trình phê duyệt mức thu học phí năm học 2025 - 2026 và các năm học tiếp theo bảo đảm theo quy định.

Thúc đẩy chủ động, năng động và sáng tạo

Thúc đẩy chủ động, năng động và sáng tạo

07 Jul, 04:48 AM

Kinhtedothi - Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp càng đòi hỏi cán bộ gần dân, sát dân hơn, bởi đây là yêu cầu tất yếu, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân tốt hơn. Việc tiếp tục thúc đẩy học và làm theo từ tưởng của Bác là nền tảng hành động để thúc đẩy sự chủ động, năng động và sáng tạo, giúp chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề của người dân một cách nhanh chóng và kịp thời.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ