Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tổ chức đấu giá các lô đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm

Tiểu Thúy
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các chuyên gia nhận định, Thủ Thiêm sẽ vẫn là tâm điểm thảo luận khi Thành phố công bố chiến lược giá đất cho năm 2024 và 2025, đây có thể là một cột mốc quan trọng trong phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi Trường (TN&MT) Thành phố Hồ Chí Minh đã trình dự thảo báo cáo UBND Thành phố này về kế hoạch tổ chức công tác đấu giá các lô đất tại Khu đô Thị mới Thủ Thiêm.

Theo đó, Sở TN&MT cho biết, đã và đang tiếp nhận ý kiến để kiện toàn phương án đấu giá trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt.

Về nội dung này, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Troy Griffiths - Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho rằng, đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn, thời gian phát triển dài, đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt, giá khởi điểm thường được xác định dựa trên phương pháp thặng dư. 

Để chuẩn bị cho những cuộc đấu giá đất Thủ Thiêm sắp tới, theo các chuyên gia cần phải sàng lọc nhà đầu tư và hoàn thiện quy trình đấu giá
Để chuẩn bị cho những cuộc đấu giá đất Thủ Thiêm sắp tới, theo các chuyên gia cần phải sàng lọc nhà đầu tư và hoàn thiện quy trình đấu giá

Còn theo bà Đỗ Thị Thu Giang - Giám đốc Dịch vụ tư vấn Savills Việt Nam, hiện nay theo Luật đấu giá tài sản 2016 quy định 4 hình thức đấu giá: Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá; Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá; Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp; và Đấu giá trực tuyến.

Theo quy định hiện hành có sự khác nhau về tiền đặt trước trong đấu giá tài sản. “Tuy nhiên Luật Đất Đai quy định việc đấu thầu theo quy định của Luật Đấu giá tài sản. Do đó, để hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường và trục lợi, có thể cân nhắc nâng tỷ lệ tiền đặt trước tối thiểu lên 10%, thay vì 5% khi đấu giá quyền sử dụng đất” - bà Giang  nói thêm.

Đa số các chuyên gia đều cho rằng, cần có thêm quy định về chế tài xử phạt trường hợp trúng đấu giá mà bỏ cọc.