Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tổ chức và hoạt động của văn phòng Thừa phát lại

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ông Lê Xuân Toán có địa chỉ Email xuantoanvp1@gmail.com hỏi: Quy định về tổ chức và hoạt động của văn phòng Thừa phát lại?

Trả lời:

Điều 15 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ Về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh quy định:

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại, Tổ chức Văn phòng Thừa phát lại gồm:

- Trưởng văn phòng phải là Thừa phát lại, là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại.

Thừa phát lại là thành viên sáng lập, trong trường hợp nhiều người cùng tham gia thành lập Văn phòng Thừa phát lại; Thừa phát lại làm việc theo hợp đồng tại Văn phòng Thừa phát lại.

- Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại là nhân viên Văn phòng Thừa phát lại giúp Thừa phát lại thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên.

- Nhân viên kế toán;

- Nhân viên hành chính khác.

Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Con dấu Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy và do Bộ Công an quy định.